|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hoạt động phân phối hàng hóa tại Trung Quốc

07:12 | 10/10/2020
Chia sẻ
Hoạt động phân phối hàng hóa tại Trung Quốc bao gồm chuỗi cung ứng, chợ bán buôn, bán lẻ.

Chuỗi cung ứng

Theo Dự án Hỗ trợ Hợp tác Kinh tế Khu vực tại Châu Á (SRECA) thuộc Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), chuỗi cung ứng của Trung Quốc cho trái cây nhập khẩu phần lớn tương tự với các chuỗi cung ứng truyền thống của nước này đối với các loại sản phẩm tươi sống.

Đặc trưng của chuỗi cung ứng này là có nhiều chợ bán buôn, thương nhân và nhà phân phối đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Khi nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại trái cây tươi chất lượng cao, giá trị cao đã buộc nhiều chuỗi cung ứng được sắp xếp và nâng cấp trong những năm gần đây để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng yêu cầu của nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Ví dụ cực đoan nhất của xu hướng này có lẽ là việc đặt hàng online (trực tuyến) trước thu hoạch quả anh đào Chile. Các chuyến bay thuê bao cho phép vận chuyển anh đào đến tay người tiêu dùng Trung Quốc trong các hộp đóng gói cách nhiệt, giữ lạnh chỉ trong vòng vài ngày sau thu hoạch.

Phương thức này trái ngược hoàn toàn với phương thức mua hàng tiêu dùng truyền thống thường thấy tại các siêu thị địa phương, chợ truyền thống hoặc từ những người bán rong sau khi đã được mua đi, bán lại qua tay một vài thương nhân hay chợ bán buôn.

Chuỗi cung ứng hiệnđại dao động giữa hai thái cực này tùy thuộc vào giá trị sản phẩm, thị trường mục tiêu và quan hệ đối tác với các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và tiếp thị.

Các nhà xuất khẩu trái cây tươi muốn xây dựng thương hiệu ở Trung Quốc cần phải hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn đối tác địa phương theo từng mắt xích của chuỗi cung ứng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Hoạt động phân phối hàng hóa tại Trung Quốc - Ảnh 1.

* Chuỗi siêu thị, đại siêu thị, thương mại trực tuyến, chuỗi cửa hàng hoa quả tươi; ** Người bán lẻ tại chợ truyền thống, người bán rong, quầy hoa quả tại địa phương.Nguồn: Trung tâm WTO/Dự án Hỗ trợ Hợp tác Kinh tế Khu vực tại Châu Á (SRECA) thuộc Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).

Chợ bán buôn

Các nhà nhập khẩu và phân phối trái cây tươi lớn nhất Trung Quốc thường đặt văn phòng và giao dịch tại các chợ bán buôn gần các cảng và chợ tiêu dùng lớn nhất. Trong số này, J.N.H tại Quảng Châu (trước đây là Chợ đầu mối Rau quả Giang Nam) là chợ bán buôn trái cây nhập khẩu lớn nhất Trung Quốc do nằm gần các cảng của Thâm Quyến, Hong Kong và do mức độ tiêu thụ cao của các địa phương này.

Theo báo cáo, hơn 70% trái cây tươi nhập khẩu tại Trung Quốc được mua bán trước hết thông qua nhà nhập khẩu và nhà phân phối tại Chợ J.N.H.

Tương tự, Gia Hưng gần Thượng Hải là chợ bán buôn hàng đầu về trái cây Đông Nam Á, trong khi Chợ Trái cây và Rau quả Huizhan tại Thượng Hải và các chợ đầu mối trái cây gần đó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu và phân phối trái cây tươi tại Trung Quốc.

Ở Bắc Kinh, Tân Phát Địa (Xinfadi) là chợ quan trọng hàng đầu về phân phối trái cây tươi trên khắp khu vực phía Bắc Trung Quốc do có vị trí gần cảng Thiên Tân và mức độ tiêu thụ cao của thành phố. Mỗi tỉnh và vùng ở Trung Quốc đều có ít nhất một chợ đầu mối chính chuyên về trái cây tươi, thường là ở thủ phủ của tỉnh, nơi các nhà phân phối lớn nhất trong vùng hoạt động, giao dịch.

Chợ  Trái  cây  Gia  Hưng  gần  Thượng  Hải,  dân  địa  phương  gọi  là  “chợ  cũ”,  chủ  yếu bán các loại trái cây  nội  địa  và  một  số  loại  trái  cây  nhập  khẩu  từ  Đông  Nam  Á  như  chuối,  dưa  hấu  và  xoài.  Chợ  Gia  Hưng  Haiguangxing  gần  đó,  hay  còn  gọi  là  “chợ  mới”,  chuyên  bán  trái  cây  nhập  khẩu.  Trong  những  năm  gần  đây,  Chợ  mới  Gia  Hưng  Haiguangxing    được  xem là chợ đầu mối hàng đầu cho một số loại trái cây  Đông Nam Á. Từ  tháng 9 năm 2018 đến tháng  9 năm  2019, 110.000 tấn thanh long Việt Nam và 55.000 tấn  mít Việt Nam đã được giao dịch tại Haiguangxing.

Chợ Trái cây Gia Hưng gần Thượng Hải, dân địa phương gọi là “chợ cũ”, chủ yếu bán các loại trái cây nội địa và một số loại trái cây nhập khẩu từ Đông Nam Á như chuối, dưa hấu và xoài. Chợ Gia Hưng Haiguangxing gần đó, hay còn gọi là “chợ mới”, chuyên bán trái cây nhập khẩu. Những năm gần đây, Chợ mới Gia Hưng Haiguangxing được xem là chợ đầu mối hàng đầu cho một số loại trái cây Đông Nam Á. Từ tháng 9/2018 đến tháng 9/ 2019, 110.000 tấn thanh long Việt Nam và 55.000 tấn mít Việt Nam đã được giao dịch tại Haiguangxing. Nguồn: Trung tâm WTO/Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).Dự án Hỗ trợ Hợp tác Kinh tế Khu vực tại Châu Á (SRECA) thuộc Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).

Trái cây tươi Đông Nam Á nhập khẩu vào Trung Quốc chủ yếu được phân phối thông qua các chợ đầu mối trái cây lớn nhất.

Ngay cả những chuyến hàng trái cây tươi vào Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới tại Quảng Tây hay Vân Nam cũng thường được vận chuyển trực tiếp đến các chợ bán buôn ở Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh và các đô thị có mức tiêu thụ cao.

Một số khác sẽ được phân phối trong khu vực thông qua các chợ bán buôn ở các thành phố hạng hai phía Nam và Tây Nam của Trung Quốc.

Do có rất nhiều nhà nhập khẩu và phân phối hoạt động tại các khu chợ này, tiêu chuẩn về xử lý, bảo quản và vận chuyển sản phẩm có thể có khác biệt rất lớn và gây tác động đáng kể đến chất lượng và giá trị sản phẩm.

Do đó, các nhà xuất khẩu trái cây tươi nên đến tham quan và làm việc với các đối tác nhập khẩu, phân phối ngay tại chợ đầu mối mà các đối tác này đặt văn phòng để hiểu rõ tình hình xử lý và phân phối sản phẩm của mình trong thực tế.

Bán lẻ

Diện tích cực lớn cộng với hoạt động kinh tế đa dạng của cư dân Trung Quốc khiến các loại hình bán trái cây tươi tại nước này cũng hết sức đa dạng, từ kiểu bán hàng bằng xe đẩy nhỏ trên đường phố, quầy hàng ở chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ nhỏ đến siêu thị, đại siêu thị, câu lạc bộ bán buôn, cũng như thương mại điện tử và phương thức mua sắm O2O trên nền tảng công nghệ kết hợp với với giao hàng tận nhà nhanh chóng.

Trong khi mua sắm theo kiểu trực tiếp truyền thống vẫn giữ thị phần lớn nhất đối với trái cây tươi nhập khẩu, thương mại điện tử và mua sắm O2O đối với trái cây tươi đã tăng trưởng đáng kể những năm gần đây.

Hoạt động phân phối hàng hóa tại Trung Quốc - Ảnh 3.

Thị phần bán lẻ hàng tiêu dùng theo hình thức bán lẻ. Nguồn: Trung tâm WTO/Dự án Hỗ trợ Hợp tác Kinh tế Khu vực tại Châu Á (SRECA) thuộc Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).

Từ năm 2015 đến 2018, doanh số bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng đã tăng từ 11% lên 18% tổng thị phần bán lẻ của Trung Quốc. Theo một nghiên cứu của iResearch, tổng giá trị hàng hóa của thương mại điện tử của thực phẩm tươi sống ở Trung Quốc đã tăng từ 49,7 lên 184,8 tỉ NDT trong cùng thời gian nói trên.

Trong thương mại điện tử đối với thực phẩm tươi sống, trái cây tươi có số lượng người mua cao nhất. Rau, hải sản và thịt vẫn có số người mua tương đối nhỏ hơn

Ngoài bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử, Trung Quốc đã phát triển các phương thức bán lẻ độcđáo của riêng mình như kiểu "gạch và vữa" (tức là bán hàng trực tiếp tại cửa hiệu), đặt hàng qua ứngdụng và giao hàng tận nhà nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với sản phẩm tươi có chất lượng cao và mua sắm tiện lợi.

Thường được gọi là "người bán lẻ mới", gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba đang thống trị phân khúc này với thương hiệu Hema (Hà Mã) rất thành công. Thương hiệu này đã nhanh chóng mở rộng, buộc các đối thủ cạnh tranh khác như Jingdong, Walmart, Yonghui và Carrefour phải chi ra các khoản đầu tư mới để đạt được các dịch vụ tương tự.

Các cửa hàng bán lẻ mới đi theo phương thức bán lẻ truyền thống "gạch và vữa" nhưng có nâng cấp để khách hàng có thể thanh toán qua ứng dụng di động, đặt hàng từ xa và giao hàng tận nhà, thường trong vòng 30 phút đến hai tiếng đồng hồ.

Bằng cách đóng cùng lúc nhiều vai trò: vừa là cửa hàng bán lẻ truyền thống, vừa là nhà kho, vừa là nơi nhận đơn đặt hàng trực tuyến, các cửa hàng bán lẻ mới đã giải quyết hiệu quả các thách thức của "cây số cuối cùng" trong chuỗi hậu cần, vốn là hạn chế chính của phương thức thương mại điện tử thông thường đối với mặt hàng trái cây tươi.

Đối với các nhà bán lẻ không có kênh bán hàng điện tử riêng thì các cửa hàng tạp hóa và dịch vụ giao thực phẩm độc lập sẽ lấp đầy những thiếu hụt còn lại giữa mua sắm trực tuyến và mua sắm trực tiếp.

Jingdong (Kinh Đông - JD), đối thủ cạnh tranh chính của Alibaba tại Trung Quốc, cung cấp dịch vụ giao hàng JD Daojia (Đào Gia), qua đó nhân viên của công ty mua sắm trực tiếp và giao hàng cho khách đặt hàng tạp hóa trực tuyến, kết nối khách hàng thương mại điện tử với các nhà bán lẻ truyền thống như Walmart, Yonghui ( Vĩnh Huệ) và Pagoda.

Trước khi hình thức 'bán lẻ mới' trở nên phổ biến, các công ty thương mại điện tử trái cây tươi từng phải đầu tư lớn vào hệ thống hậu cần cho chuỗi cung ứng lạnh và hệ thống kho lạnh tại địa phương để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi vận chuyển giữa kho trữ và khách hàng. Vốn hình thức này cũng được xem là thành công.

Chẳng hạn Missfresh, là một ứng dụng thương mại điện tử cho thiết bị di động. Đơn hàng của khách đặt qua ứng dụng này được giao nhanh chóng từ hơn 1.500 kho nhỏ tại địa phương. Đồng thời, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về mua sắm tiện lợi, chất lượng và độ tươi của sản phẩm cũng thúc đẩy phương thức bán lẻ truyền thống phát triển, cải tiến.

Một ví dụ khác, Pagoda, công ty tiên phong trong số các chuỗi bán lẻ trái cây tươi của Trung Quốc, đã phát triển từ chưa đến 400 điểm bán lẻ trong năm 2012 lên gần 4.000 điểm bán lẻ vào năm 2019. Các cửa hàng này cung cấp trái cây tươi cao cấp và nhân viên chuyên về cung cấp trái cây tươi cho các khu dân cư trên khắp Trung Quốc.

Các nhà bán lẻ trái cây tươi nhập khẩu hàng đầu

Các siêu thị và đại siêu thị

Các ứng dụng thương mại điện tử

CR Vanguard

Tmall

Sun Art (RT Mart and Auchan)

JD

Walmart

Pinduoduo

Yonghui (Vĩnh Huệ)


Carrefour 

O2O và gioa hàng tận nhà


Fresh Hippo (Hema – Hà Mã)

Chuỗi cửa hàng bán trái cây tươi

JD Daojia (Đào Gia)

Pagoda 

Missfresh

Xianfeng 

(Tây An) Dingdong

Ánh Dương