|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hé lộ nguyên nhân thế kỷ đằng sau việc Coca Cola không kiện Pepsi về tội ăn cắp sáng chế mặc dù ra đời trước

14:35 | 16/08/2021
Chia sẻ
Còn rất nhiều bí mật cần được hé lộ đằng sau cuộc chiến thế kỷ giữa Coca Cola và Pepsi.
Vì sao ra đời trước nhưng Coca-Cola không kiện Pepsi vì tội ăn cắp sáng chế? - Ảnh 1.

Cuộc chiến thế kỷ giữa Coca Cola và Pepsi. (Ảnh: Getty).

Tham khảo từ bài viết của Ty Doyle, luật sư tốt nghiệp Stanford và Todd Gardiner, từng là cây viết thuộc HuffPost, Slate, Forbestrên diễn đàn Quora.

Coca Cola không phát minh ra “Coca Cola

John Pemberton là cha đẻ của Coca, ông đã phát minh ra "Coca Cola" vào năm 1886. Và "Coca Cola" là cái tên ông đặt cho loại nước giải khát có hương vị chiết xuất từ kola và coca.

Ban đầu, ý định của Pemberton là tạo ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Sau quá trình mày mò và thử nghiệm, ông đã pha chế thành công loại siro có màu đen tương tự cà phê. Loại siro này sẽ mang đến cảm giác sảng khoái và chống nhức đầu. 

Yếu tố quan trọng nhất của công thức này nằm ở tỷ lệ. Nó chứa một tỷ lệ nhất định lượng tinh dầu từ quả và lá cây Kola. Đây là loại cây chỉ sống ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Và kết hợp cùng một lượng đáng kể cocaine và caffeine. Đó là nguyên nhân khiến “loại thuốc” này có tác dụng chống đau đầu, mệt mỏi và tăng sự sảng khoái. Và cái tên Coca Cola ra đời khi Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C" để tạo cảm giác thân thiện gần gũi hơn.

Pemberton xem Coca Cola là một thành tựu và rất hạnh phúc đi khắp nơi chào bán loại nước uống này. Nhưng thực tế đã khiến ông thất vọng. Không ai chịu dùng thử Coca Cola. Vì có màu nâu đen khiến người ta liên tưởng đến một thuốc thay vì nước giải khát. 

Nhiều năm sau đó, nhờ sự bất cẩn của mình, một nhân viên quán bar "Jacobs Phamarcy" đã pha siro Coca Cola với nước soda thay vì nước lọc bình thường. Và điều đó vô tình khớp với công thức của Pemberton. Nhờ vậy, Coca Cola đã thực sự trở thành một loại nước giải khát sau thời gian dài bị hất hủi.

Bằng sáng chế không áp dụng cho công thức nấu ăn

Bằng sáng chế cho công thức nấu ăn không được áp dụng tại Mỹ. Hay nói cách khác, họ không có quy định nào về quyền sở hữu danh sách thành phần và cách làm món ăn. Đó là một lý do các công thức nấu ăn dễ dàng được tra cứu trực tuyến. Và người ta thường kể câu chuyện đời mình vào các bài đăng có chứa công thức để đăng ký bản quyền toàn bộ văn bản.

Coca Cola đã đăng ký nhãn hiệu "Coca Cola” và đằng sau đó là nhiều khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh của họ. Sự tồn tại của Coca Cola phụ thuộc vào bí mật thương mại. Vì bằng sáng chế sẽ chỉ tồn tại trong hai mươi năm. Quan trọng hơn, để được công nhận, họ phải tiết lộ toàn bộ chi tiết của công thức. Và để bảo vệ bí mật của mình, họ đã giấu công thức điều chế siro trong một két sắt ở Atlanta (Mỹ).

Giá trị của công thức nằm ở chỗ "nó không được biết đến"

Khác với công thức nấu ăn, bí mật thương mại được bảo vệ hợp pháp (nhưng nó không giống với sự bảo hộ dành cho bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu…). Ví dụ, bạn điều chế thành công một thuốc kê đơn và chấp nhận tiết lộ mọi chi tiết để được bảo hộ bằng sáng chế. Lúc đấy, bạn sẽ được độc quyền sử dụng nó trong một khoảng thời gian. Nhưng sau đó, không thể chắc rằng không có ai đụng đến công thức của bạn. 

Mặt khác, giá trị của công thức thường nằm ở chỗ “nó không được biết đến”. Chỉ một số ít người có thể biết công thức hoàn chỉnh của Coca Cola, và công thức này được cất giữ trong một cái hầm để bảo quản mọi thứ theo cách của riêng họ. 

Và lợi thế cạnh tranh của Coke sẽ bị phá hủy nếu người khác có thể tạo ra một loại thức uống có hương vị giống hệt. Nếu một nhà sản xuất có thể bảo vệ được bí mật của mình, họ có thể độc quyền sở hữu nó vô thời hạn. Công thức của Coke có thể tồn tại trong 250 năm và hơn thế nữa miễn là không ai biết đến. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm ra một người đủ trung thành và đáng tin cậy để bảo vệ nó?

Có phải hầu toà nếu tìm ra công thức bí mật của Coca Cola và biến nó thành sản phẩm của riêng mình? 

Để giải quyết một vụ kiện về bí mật thương mại, có hai câu hỏi chính cần được giải quyết: Đây có thực sự là một bí mật kinh doanh không? Và bị đơn đã làm cách nào để sao chép nó? Với Coke, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên rõ ràng là có, vì vậy chìa khóa nằm ở câu hỏi tiếp theo. Bạn sẽ không phạm pháp nếu là một nhà hóa học có phòng thí nghiệm tại nhà và tạo ra loại thức uống có vị y hệt Coke. 

Nhưng nếu trộm cắp, gián điệp hay hối lộ nhân viên…bạn sẽ bị kiện vì hành vi chiếm đoạt bí mật thương mại. Trong quá khứ, đã có không ít người cố gắng đánh cắp công thức Coke. Hơn một thập kỷ trước, vì bất mãn với công ty, một nhân viên Coca Cola đã tìm cách bán tài liệu tuyệt mật của hãng cho đối thủ Pepsi và nhận lấy kết cục thảm hại. Bạn hãy tìm đọc vụ kiện đánh cắp công thức Coca Cola vào năm 2006


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quỳnh Hoa

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.