|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng đột ngột mất đỉnh 56 triệu đồng/lượng, cơn sốt đã hạ nhiệt?

14:54 | 24/07/2020
Chia sẻ
Chỉ vừa vượt mốc 56 triệu đồng/lượng một cách chóng mặt vào sáng nay (24/7), giá vàng trong nước đã chóng vánh rời khỏi đỉnh kỉ lục vừa thiết lập, dù vậy kim loại quí vẫn đang giao dịch ở mức cao ngất ngưỡng quanh vùng 55 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước rời mốc 56 triệu đồng/lượng

Đầu phiên giao dịch sáng nay (24/7), giá vàng miếng trong nước bất ngờ được điều chỉnh tăng mạnh, bất chấp vàng thế giới đang có xu hướng chững lại sau khi tăng “nóng” từ đầu tuần.

Theo đó, đến khoảng 10h Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất trên thị trường đẩy giá bán vàng miếng lên vượt mốc 56,4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều, khoảng 14h10, giá vàng của SJC có phần hạ nhiệt khi rời mốc 56 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng miếng khu vực TP HCM đầu giờ chiều được SJC niêm yết ở mức 54,4 - 55,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 800.000 đồng/lượng so với thời điểm sốt giá sáng nay.

Tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn tăng tới 900.000 đồng chiều mua và 780.000 đồng chiều bán so với chốt phiên hôm qua.

Đà tăng tương tự cũng được áp dụng tại các cửa hàng khu vực Hà Nội, hiện chấp nhận mua vào ở mức 54,4 triệu nhưng bán ra ở giá 56,02 triệu đồng. Đây là giá bán cao nhất trong lịch sử giao dịch của vàng trong nước từng ghi nhận.

Giá vàng đột ngột mất đỉnh 56 triệu đồng/lượng, cơn sốt đã hạ nhiệt? - Ảnh 1.

Giá vàng trong nước có phần hạ nhiệt bấp chấp đà tăng của thị trường thế giới. Ảnh: Như Huỳnh.

Cùng xu hướng "bớt sốt" nhưng vẫn ở mức cao chót vót, nhiều doanh nghiệp vàng trong nước vẫn ghi nhận mức tăng mạnh so với phiên trước đó.

Cụ thể, so với cuối ngày 23/7, giá vàng trong nước tại Tập đoàn Doji có mức tăng 880.000 đồng/lượng (chiều mua) và 830.000 đồng/lượng (chiều bán), giao dịch là 54,18 triệu đồng/lượng (mua vào) - 55,18 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tương tự tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hiện niêm yết giá vàng miếng ở mức 54,4 triệu/lượng mua vào và 55,4 triệu/lượng bán ra, tăng 600.000 đồng so với buổi sáng nay nhưng tăng đến 1,05 triệu đồng/lượng và 900.000 đồng/lượng so với chốt phiên liền kề trước.

Tại Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 53,90 triệu đồng/lượng (mua vào) - 54,90 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng so với sáng sớm hôm nay và tăng 800.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. 

Tuy nhiên, đây là hệ thống duy nhất rời khởi mốc 55 triệu đồng/lượng tại phiên giao dịch chiều nay.

Hiện chênh lệch giá mua - bán của các cửa hàng vẫn đang ở mức cao, thấp nhất cũng 1 triệu đồng/lượng ghi nhận tại Doji, Phú Quý và PNJ, riêng tại SJC, khoảng cách này lên đến 1,6 -1,62 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC

Ngày 24/7/2020

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

54,00

55,62

+900

+780

SJC chi nhánh Sài Gòn

54,00

55,60

+900

+780

Tập đoàn Doji

54,18

55,18

+880

+830

Tập đoàn Phú Quý

53,90

54,90

+800

+800

PNJ chi nhánh Hà Nội

54,40

55,40

+1.050

+450

PNJ chi nhánh Sài Gòn

54,40

55,40

+1.050

+450

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 14h10 so với cuối phiên 23/7. (Tổng hợp: Như Huỳnh)

Giá vàng thế giới vẫn được đà đi lên

Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng vẫn vững đà tăng và tiến sát mốc kỉ lục 1.900 USD/ounce.

Cụ thể, cùng thời điểm khảo sát, giá vàng giao ngay tăng 0,41% xuống 1.894,30 USD/ounce theo Kitco, vàng giao tháng 8 tăng 0,21% xuống 1.894,05 USD

Giá vàng đột ngột mất đỉnh 56 triệu đồng/lượng, cơn sốt đã hạ nhiệt? - Ảnh 3.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. Nguồn: Kitco.com.

Qui đổi theo tỷ giá tại Vietcombank sáng nay, hiện giá vàng thế giới khoảng 53,1 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá trần bán ra của vàng trong nước đến hơn 2,5 triệu đồng/lượng.

Theo Reuters, giá vàng hôm thứ Sáu (24/7) đã đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn ba tháng khi nó đứng gần mức cao nhất trong 9 năm do được hưởng lợi từ đồng USD yếu và các biện pháp kích thích khổng lồ để hồi sinh nền kinh tế bị COVID-19 tấn công, trong khi sự gia tăng tại Mỹ làm lo ngại về khả năng phục hồi chậm.

Giá đã tăng hơn 4% trong tuần này, đưa vàng vào chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối năm 2011.

Vàng có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích rộng rãi từ các ngân hàng trung ương vì nó được coi là một hàng rào chống lạm phát và tranh chấp tiền tệ.

Chỉ số đồng USD giữ mức thấp gần hai năm với các nhà đầu tư cũng đang chờ phản ứng của Bắc Kinh đối với động thái của Mỹ để đóng cửa lãnh sự quán Houston trong tuần này. Căng thẳng cũng khiến các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong vàng thỏi. 

Như Huỳnh