|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lương thực toàn cầu chạm mức cao nhất trong hơn 60 năm

14:14 | 05/03/2022
Chia sẻ
Trong tháng 2 vừa qua, chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt mức 140,7 điểm - cao hơn 3,9% so với tháng trước đó và cao hơn 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá lương thực toàn cầu chạm mức cao nhất trong hơn 60 năm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Getty Images).

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố hôm 4/3 cho thấy giá lương thực thế giới đã lên tới mức cao nhất trong lịch sử 61 năm của chỉ số tổng hợp này, trong bối cảnh các vấn đề về chuỗi cung ứng và cuộc khủng hoảng tại Ukraine (U-crai-na) đang chi phối nhiều khía cạnh cuộc sống.

Trong tháng 2/2022, Chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt mức 140,7 điểm - cao hơn so với mức 135,4 của tháng trước đó và cao hơn 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Không những thế, mức này còn cao hơn 2% so với chỉ số cao nhất mà FAO ghi nhận hồi tháng 2/2011.

Số liệu báo cáo tháng hai của FAO chủ yếu được tổng hợp trước khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine leo thang thành xung đột quân sự. Những lo ngại về căng thẳng ở khu vực Biển Đen đã đè nặng lên thị trường nông sản ngay cả trước khi bạo lực bùng phát, nhưng các nhà phân tích cảnh báo xung đột kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu ngũ cốc.

FAO cho biết chỉ số dầu thực vật tháng Hai của họ đã tăng 8,5% so với tháng trước và chạm một mức cao kỷ lục khác, khi giá dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương đều tăng. Ukraine và Nga chiếm khoảng 80% lượng dầu hạt hướng dương xuất khẩu trên toàn cầu.

Chỉ số giá ngũ cốc tăng 3,0% trong cùng giai đoạn, với giá ngô tăng 5,1% và giá lúa mì tiến 2,1%, phần lớn phản ánh sự không chắc chắn về nguồn cung toàn cầu do cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn của thế giới.

Chỉ số giá sữa của FAO tăng 6,4%, kéo dài chuỗi tăng sang tháng thứ sáu liên tiếp vì nguồn cung thắt chặt, trong khi giá thịt tăng 1,1% trong tháng Hai.

Ngược lại, đường là chỉ số duy nhất đi xuống với mức giảm 1,9% so với tháng Một do triển vọng sản xuất thuận lợi ở các nhà xuất khẩu lớn là Ấn Độ và Thái Lan.

FAO cũng đưa ra dự báo đầu tiên về sản lượng ngũ cốc vào năm 2022. Tổ chức này ước tính sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ tăng từ 775,4 triệu hồi năm 2021 lên 790 triệu tấn, một phần nhờ hy vọng năng suất cao ở Canada, Mỹ và châu Á.

Tuy nhiên, cơ quan của Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng các dự báo của họ không tính đến tác động có thể xảy ra của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Giá lương thực cao đã góp phần làm tăng lạm phát trên diện rộng, khi các nền kinh tế nỗ lực phục hồi sau cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra. FAO cũng cảnh báo rằng chi phí cao hơn đang khiến nhóm dân số nghèo ở các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực gặp nhiều rủi ro.

Trong khi đó, nhà kinh tế Upali Galketi Aratchilage của FAO cho biết những lo ngại về tình hình vụ mùa và khả năng xuất khẩu chỉ là một phần lời giải thích cho mức tăng của giá lương thực toàn cầu. 

Theo chuyên gia này, lực đẩy lớn hơn đến từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt như giá năng lượng, phân bón và thức ăn chăn nuôi. Tất cả những yếu tố này có xu hướng thu hẹp tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất thực phẩm, không khuyến khích họ đầu tư và mở rộng sản xuất.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H. Thủy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.