|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tăng từ 200 đồng/kg đến 500 đồng/kg trong ngày 3/5

12:08 | 03/05/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (3/5) ghi nhận tăng ở một vài mặt hàng lúa, gạo. Ngày 2/5/2024, tại Thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo”

 Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (3/5) tăng. Trong đó, lúa OM 18 tăng 200 đồng/kg, hiện đang được thu mua với giá 8.000 - 8.200 đồng/kg.  Mặt khác, các mặt hàng lúa khác duy trì mức giá ổn định. 

Trong khi đó, mặt hàng nếp duy trì ổn định. Theo đó, giá nếp Long An (khô) vẫn neo tại mốc 9.600 - 9.800 đồng/bao.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.600 - 9.800

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.600

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

8.000 - 8.200

-

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.800

-

- Lúa OM 18

kg

8.000 - 8.200

+ 200

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.500 - 19.000

+ 500

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 3/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo ghi nhận tăng. Cụ thể, gạo thơm Jasmine có giá bán 17.500 - 19.000 đồng/kg, sau khi tăng 500 đồng/kg. Mặt khác, gạo thường vẫn đi ngang từ 15.000 đồng/kg đến 16.000 đồng/kg.

 

Giá mặt hàng cám không có gì thay đổi, dao động khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

 Ảnh: Gia Ngọc 


Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

Ngày 2/5/2024, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo”. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam; ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở NN&PTNT, các nhà khoa học, doanh nghiệp… trong và ngoài vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) dự hội thảo.

Theo Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, ĐBSCL bao gồm các nhân tố liên kết trực tiếp và các nhân tố gián tiếp tác động thông qua chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn.... Các nhân tố liên kết trực tiếp gồm nông dân - hợp tác xã (HTX) - thương lái - doanh nghiệp - nhà phân phối, tiêu thụ… Tổng sản lượng lúa hàng vụ do nông dân sản xuất sẽ được phân phối qua các kênh tiêu thụ: thương lái chiếm hơn 49%, HTX 32%, nhà máy xay xát hơn 12% và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo hơn 6,5%... 

Nhiều đại biểu cho rằng, thương lái là cầu nối, là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi liên kết tiêu thụ hiện nay, nếu không có thương lái thì sản lượng lúa gạo không biết tiêu thụ vào đâu. Theo bối cảnh liên kết hiện nay, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu đạt chuẩn trong khi nông dân thừa nông sản. Cả doanh nghiệp, HTX và nông dân chưa chú trọng đến “hợp đồng liên kết”, chỉ tập trung hợp đồng tiêu thụ, tức chỉ bàn nhau về “giá”, chưa bàn chất lượng, dịch vụ hỗ trợ nhau trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ…

Để phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo, nhiều đại biểu kiến nghị cần thiết lập kênh thông tin kết nối, chia sẻ mật thiết giữa các thành phần tham gia trong chuỗi liên kết từng địa phương, gồm: doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đầu mối, hệ thống thương lái của doanh nghiệp hoạt động mua bán trên địa bàn, hệ thống môi giới trung gian, tổ khuyến nông cộng đồng, chính quyền và ngành Nông nghiệp các địa phương. Tăng cường hợp tác liên kết và duy trì mối hợp tác ổn định, lâu dài cùng nhau chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích để xây dựng lòng tin dựa vào “chữ tín” giữa các bên (người sản xuất, môi giới, thương lái, doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý các cấp), theo Báo Cần Thơ.

Bên cạnh đó, sự phát triển liên kết sẽ có lợi ích nhiều chiều khi đưa thương lái vào chuỗi lúa gạo bền vững. Thương lái cần có “giấy chứng nhận hành nghề”, được đăng ký hành nghề (để giúp phân biệt thương lái tốt và thương lái chưa tốt) và cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, HTX và doanh nghiệp. Khuyến khích tập hợp thương lái vào các nhóm, các câu lạc bộ trên cơ sở tự nguyện để cùng trao đổi kinh nghiệm, cùng tiếp cận các nội dung tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, chế biến, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Từ đó, giảm tình trạng “bẻ kèo”, nói không với những hành vi thiếu lành mạnh như mua bán nông sản kém chất lượng hay trục lợi, cấu kết, gây chia rẽ, tác động tiêu cực đến giá cả…

Gia Ngọc