Giá lúa gạo hôm nay 6/7: Thị trường tiếp tục ổn định giá
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (6/7) tiếp tục ổn định. Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) neo tại mốc 5.500 - 5.650 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 6.000 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 5451 tiếp tục có giá là 5.900 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 18 giữ mốc 6.000 - 6.100 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.500 đồng/kg.
Giá các loại nếp hôm nay cũng không có thay đổi. Theo đó, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg, nếp ruột neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, nếp AG (tươi) vẫn ở mốc 5.800 đồng/kg và nếp AG (khô) có giá là 7.500 - 7.600 đồng/kg,
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.500 - 5.650 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
6.000 - 6.200 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.900 - 6.000 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
6.000 - 6.100 |
- |
- Lúa ST 24 |
Kg |
8.300 - 8.400 |
|
- Lúa Nhật |
Kg |
7.000 - 7.500 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
6.400 - 6.500 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
6.500 |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
6.100 - 6.300 |
|
- Nếp AG (tươi) |
5.700 - 5.900 |
||
- Nếp AG (khô) |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
7.600 |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.500 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 6/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm cũng đi ngang. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.850 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá chững ở mức cao như tấm IR 504 đứng ở mức 8.700 – 8.750 đồng/kg; cám khô giữ ở mức 9.100 – 9.200 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang tiếp tục ảm đạm. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Gạo Việt Nam chinh phục những thị trường khó tính
Theo TTXVN, mới đây, sản phẩm gạo ST25 mang thương hiệu A An được Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long đưa thành công vào thị trường Nhật Bản. Gạo sẽ được nhập khẩu bởi Công ty Suntomi International và sau đó sẽ được Công ty Spice House phân phối trong các siêu thị và cửa hàng.
Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long, cho biết công ty đã đưa thị trường Nhật Bản vào kế hoạch xuất khẩu cách đây một năm khi lần đầu tiên cho ra mắt gạo ST25 tại thị trường nội địa.
Khi tham gia vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp không đặt mục tiêu về số lượng mà muốn tiếp cận các đối tượng khách hàng cụ thể và lựa chọn đối tác thương mại phân phối bán lẻ có uy tín.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cũng cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng của tập đoàn - "Cơm ViệtNam Rice" sang thị trường châu Âu trong tháng 6/2022.
Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đến nay, Tập đoàn Lộc Trời đã xuất khẩu khoảng 30.000 tấn gạo sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, các lô gạo xuất khẩu trước đó chỉ được phân phối dưới thương hiệu của đối tác các nước sở tại và đây là lần đầu tiên gạo do Lộc Trời tham gia sản xuất, mang thương hiệu riêng được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Tuy số lượng không lớn nhưng việc các doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường, đặc biệt với thương hiệu riêng của chính doanh nghiệp Việt đã góp phần nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của lúa gạo và nông sản Việt trên toàn thế giới.