Giá lúa gạo hôm nay 5/7: Nhiều giống lúa, nếp chững giá, gạo thành phẩm giảm nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (5/7) đi ngang trên diện rộng. Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) neo tại mốc 5.500 - 5.650 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 6.000 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 5451 tiếp tục có giá là 5.900 - 6.000 đồng/kg, lúa OM 18 giữ mốc 6.000 - 6.100 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.500 đồng/kg.
Giá các loại nếp hôm nay không có điều chỉnh mới. Theo đó, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg, nếp ruột neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, nếp AG (tươi) chững lại ở mốc 5.800 đồng/kg và nếp AG (khô) có giá là 7.500 - 7.600 đồng/kg,
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.500 - 5.650 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
6.000 - 6.200 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.900 - 6.000 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
6.000 - 6.100 |
- |
- Lúa ST 24 |
Kg |
8.300 - 8.400 |
|
- Lúa Nhật |
Kg |
7.000 - 7.500 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
6.400 - 6.500 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
6.500 |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
6.100 - 6.300 |
|
- Nếp AG (tươi) |
5.700 - 5.900 |
||
- Nếp AG (khô) |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
7.600 |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.500 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 5/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm giảm nhẹ. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.850 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tăng trở lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.700 – 8.750 đồng/kg; cám khô giữ ở mức 9.100 – 9.200 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang tiếp tục ảm đạm. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Tháo nghẽn cho thị trường lúa gạo
Báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vụ lúa Đông Xuân 2021-2022 ở ÐBSCL gồm giống lúa thơm, đặc sản chiếm 33,29%, lúa chất lượng cao chiếm 49,64%, lúa chất lượng trung bình chiếm 7,12%, nếp 8,93% và giống khác 1,02%.
Ðặc biệt, gạo IR 50404 từng chiếm 30 - 40% cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng hiện tại đã xuống dưới 10%. Các loại gạo thơm cao cấp mới của Việt Nam hiện có giá cao hơn gạo của Thái Lan. Ðặc biệt, tổng khối lượng xuất khẩu gạo nếp của Việt Nam chiếm 70 - 80% lượng nếp xuất khẩu trên thế giới, theo báo Cần Thơ.
Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết, nông dân trên địa bàn phần lớn trồng các giống lúa chất lượng cao; áp dụng các quy trình tiên tiến, tích hợp các giải pháp canh tác hiện đại và ứng dụng đồng bộ các giải pháp cơ giới trong sản xuất lúa, đã góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo.
Thành phố đã và đang phát triển sản xuất theo các mô hình cánh đồng lớn, xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất lúa. Cùng với những cơ hội từ Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản của TP Cần Thơ và vùng ÐBSCL.
Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ÐBSCL, cho rằng, để nâng cao giá trị lúa gạo, cần giải quyết 3 vấn đề lớn: hình thành vùng nguyên liệu, giám sát chất lượng và xây dựng thương hiệu.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt gần 2,77 triệu tấn (tăng 6,6%), tuy nhiên giá trị lại giảm 4%, đạt 1,35 tỷ USD. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), cho rằng, nút thắt về vấn đề liên kết sản xuất tiêu thụ đang tạo ra những điểm nghẽn cho sự phát triển của ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Do vậy, các chuyên gia thị trường cần cung cấp những thông tin hữu ích thông qua vai trò của các hiệp hội ngành hàng; củng cố lại thị trường nội địa, hỗ trợ xây dựng thương hiệu…
Ông Ðỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Intimex Group, cho biết, mặc dù lượng mua gạo của Philippines tăng khoảng 30% nhưng việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, cung cấp nhỏ giọt từng phần, đã không tạo ra sự đột biến về nhập khẩu hàng hóa, cũng như đẩy giá lên. Cùng đó, với sản lượng gạo Việt Nam chỉ khoảng 6 triệu tấn/năm, cũng khó để mở rộng để tạo sự tăng trưởng đột biến. Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng là vấn đề khó khăn.
Lý giải về việc tiếp cận vốn, ông Nguyễn Quốc Phong, Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng, việc ngân hàng chưa mạnh dạn cho vay đối với ngành lúa gạo là do ngân hàng hoạt động dựa trên sự an toàn và hiệu quả.
Ðể được cung cấp nguồn vốn, nông dân cần có những hợp đồng có điều khoản về bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá mua giúp người nông dân giảm rủi ro. Hợp đồng sẽ là cơ sở để ngân hàng bỏ vốn cho người nông dân đầu tư làm nông nghiệp. Ngân hàng sẵn sàng giải ngân lên tới 70-80% tổng tiền vay.
Bà Bùi Kim Thùy, Chuyên gia hội nhập, Hội đồng kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ, cho rằng, để bán được gạo giá tốt, cần tập trung sản xuất để có sản phẩm tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao, có thương hiệu, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu, cần tháo gỡ hàng rào kỹ thuật, trong đó có phòng vệ thương mại, an ninh lương thực, hạn ngạch, thuế quan…