|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá đường tháng 4 tiếp tục giảm mạnh, tồn kho gần chạm mốc 700.000 tấn

20:09 | 12/05/2018
Chia sẻ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết giá đường tháng 4 giảm mạnh từ 5.000 - 5.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giá này được dự báo sẽ giữ nguyên trong tháng 5.
gia duong thang 4 tiep tuc giam manh ton kho gan cham moc 700000 tan Mía đường Lam Sơn lãi ròng giảm 94%, tồn kho tăng cao đột biến
gia duong thang 4 tiep tuc giam manh ton kho gan cham moc 700000 tan Mía đường lại ngồi trên 'chảo lửa'
gia duong thang 4 tiep tuc giam manh ton kho gan cham moc 700000 tan Chỉ mở rộng công suất, không xây mới thêm nhà máy đường

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sản lượng đường 4 tháng đầu năm đạt 1,4 triệu tấn. Trong đó, sản lượng đường ép từ mía đạt hơn 1,2 triệu tấn, sản lượng đường từ đường thô đạt 197.826 tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/3 đến 15/4 là 219.424 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 70.817 tấn.

Tuy nhiên, lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến giữa tháng 4 là 680.969 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 37.292 tấn.

gia duong thang 4 tiep tuc giam manh ton kho gan cham moc 700000 tan
Giá đường tháng 4 tiếp tục giảm mạnh, tồn kho gần chạm mốc 700.000 tấn. (Ảnh minh họa)

Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại các nhà máy ở miền Bắc giao động từ 11.000 đến 12.000đ/kg; Miền Trung Tây Nguyên từ 10.500 đến 11.000đ/kg; Miền Nam từ 11.200 đến 11.800đ/kg. Bộ cho biết, giá đường giảm mạnh từ 5.000 - 5.500đ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức giá trên gần sát so với giá đường lậu Thái Lan. Theo đó, giá đường lậu trong tháng 4 dao động từ 10.300 đồng/kg đến 10.800 đồng/kg. Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết khác với năm ngoái lượng đường lậu vào Việt Nam ít hơn do mức chênh lệch giá chỉ 500 đồng/kg.

Giá mua mía tại ruộng khu vực Miền Bắc từ 850.000 đến 1.100.000 đồng/tấn; miền Trung Tây Nguyên từ 800.000 đến 900.000 đồng/tấn và miền Nam từ 800.000 đến 950.000 đồng/tấn. So với cùng kỳ năm trước, giá mía khu vực Miền Bắc không giảm, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam giảm mạnh từ 150.000 - 200.000đồng/tấn.

Hiệp hội Mía đường dự báo sản lượng đường tháng 5 đạt 100.000 tấn. Giá đường trong nước nhiều khả năng sẽ giữ ở mức như hiện nay.

Việc giá đường liên tục giảm khiến nhiều nhà máy “lao đao”. Trong số 10 nhà máy mía đường tại Đồng bằng sông Cửu Long thì đến nay đã có 4 nhà máy phải đóng cửa do sản xuất không hiệu quả. Các sản phẩm đường không thể cạnh tranh giá bán với mặt hàng đường từ các nước khu vực ASEAN.

Hồi đầu năm, tỉnh Hậu Giang kêu gọi cán bộ ủng hộ tiêu thụ lượng đường tồn kho của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco). Theo đó, lượng đường mua ủng hộ dao động từ 5 đến 20 kg/người tùy từng ban, ngành. Động thái này nhằm hỗ trợ công ty mua mía và thanh toán kịp thời cho nông dân trong bối cảnh giá đường xuống quá thấp, lượng tiêu thụ chậm.

Hơn thế nữa, bắt đầu từ năm 2018, hiệp định thương mại tự do ATIGA bắt đầu có hiệu lực, hạn ngạch thuế quan nhiều mặt hàng được gỡ bỏ trong đó có đường. Ngành đường Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan. Điều này khiến ngành đường trong nước càng khó khăn hơn.

Ông Doanh nhận định “Thái Lan tỏ rõ tham vọng chiếm lĩnh thị trường châu Á, đặc biệt là ASEAN. Trong số 4 nước sản xuất đường là Thái Lan, Việt Nam, Phillipines và Indonesia, chỉ có Thái Lan dư đường xuất khẩu”.

Chất lượng mía đường và chi phí sản xuất cũng là yếu tố khiến giá đường Việt Nam cao, giảm năng lực cạnh tranh của ngành. Năng suất đường và mía bình quân lần lượt đạt 61,3 tấn/ha và 5,64 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hiệu suất thu hồi tấn mía/tấn đường vẫn ở mức cao, trên 10 tấn mía/1 tấn đường, nên giá thành mía và giá thành đường của Việt Nam vẫn cao hơn bình quân thế giới và khu vực.

Đức Quỳnh