|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá đường nội địa Việt Nam rẻ gần một nửa đường Philippines

07:47 | 14/11/2022
Chia sẻ
Theo VSSA, trong tháng 10 so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam đã ở mức thấp hơn so với các đồng nghiệp trong khu vực, trong đó chỉ khoảng 50% so với giá đường tại Philippines.

Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu đã bùng phát từ nửa sau tháng 9/2022 vẫn tiếp tục trong nửa đầu tháng 10 bất chấp sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Nửa sau tháng 10, ngoài đường nhập lậu còn có đường nhập khẩu từ Indonesia, Myanmar, Lào, Australia (đường trong hạn ngạch nhập khẩu) và các loại đường nguồn gốc nhập khẩu đã hoàn toàn làm chủ thị trường và kéo giá đường xuống thấp. 

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) và đường nhập lậu (giá có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau: 

  (Nguồn: VSSA) 

Như vậy, trong tháng 10 so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam đã ở mức thấp hơn so với các đồng nghiệp trong khu vực, trong đó, chỉ khoảng 50% so với giá đường tại Philippines.  

Bảng so sánh giá đường trên thị trường nội địa các nước lân cận (quy VNĐ) Rupiah Indonesia = 1,577, peso php = 397 , RMB = 3336 . (Nguồn: VSSA)

VSSA ước tính tổng cung đường năm 2022 là 2,8 triệu tấn lớn hơn tổng cầu trong khoảng 2,1 - 2,3 triệu tấn nên cân đối cung cầu đường sẽ là thừa cung cho cả năm 2022. Giá đường tại thị trường Việt Nam những tháng cuối năm sẽ tiếp tục ở mức tương đương và thấp hơn so với giá đường của các quốc gia trồng mía lân cận (Trung quốc, Indonesia, Philippines).  

Trong tháng 10/2022, ngành đường Việt Nam đã bắt đầu niên vụ sản xuất mới và đang trong giai đoạn chuẩn bị vào vụ ép 2022-2023. Thời tiết mưa nhiều tại miền Bắc và Miền trung trong nửa đầu tháng 10 đang gây khó khăn cho công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị và công tác chuẩn bị vào vụ. VSSA dự kiến trong tháng 11 một số nhà máy có thể vào vụ ép.

Như Huỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.