|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường đường quý III/2022: Đường nhập lậu lại tràn ngập, làm chủ thị trường

14:43 | 27/10/2022
Chia sẻ
Sự giảm bớt tạm thời của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu sau khi các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng đã giúp cho đường sản xuất từ mía tiêu thụ được. Tuy nhiên, các hoạt động gian lận thương mại, đường nhập lậu đường sau đó lại bùng phát.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), đến ngày 30/9, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021-2022. Lũy kế đến kết thúc vụ toàn ngành đã ép được 7,5 triệu tấn mía sản xuất gần 747.000 tấn đường, tăng 11,8 về lượng mía và tăng 8,3% về sản lượng đường so với cùng kỳ vụ ép mía 2020-2021.

Trong quý III, việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar, nguồn cung từ các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu đã có phần giảm bớt, giúp cho đường sản xuất từ mía có thể tiêu thụ và cải thiện được giá bán.

Tuy nhiên, các hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu đường sau đó lại bùng phát. Đã có nhiều vụ nhập lậu bị phát hiện tại các địa phương trong cả nước nhưng đường đóng bao Thái Lan vẫn tiếp tục tràn ngập và hoàn toàn làm chủ thị trường. 

Trên thị trường thế giới, niên vụ 2022-2023 của quốc gia sản xuất mía hàng lớn nhất thế giới là Brazil đã đi qua nửa chặng đường (vụ mía bắt đầu từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023).

Trong các tháng gần đây sản lượng mía có sự sụt giảm do điều kiện thời tiết bất lợi, ảnh hưởng đến hoạt động thu hoạch chủ yếu ở các bang Paraná, Mato Grosso do Sul và São Paulo khiến kế hoạch ép mía của các nhà máy bị thay đổi.

Tuy nhiên, nhu cầu cao đối với đường thô Brazil và mức chênh lệch giá cao giữa đường trắng và đường thô đã đóng vai trò chính đối với xu hướng tăng giá đường trong quý III.

   Diễn biến giá đường thế giới trong quý III/2022 ( ĐVT:  Cents/lbNguồn: ISO).   

Xem chi tiết báo cáo thị trường đường quý III/2022 tại đây:  

 

 

Như Huỳnh - Hoàng Kiều - Đức Bùi