Việc chồng chất quá nhiều các vị thế bán có thể khiến Arab Saudi tiếp tục cắt giảm sản lượng bổ sung 1 triệu thùng/ngày- hoặc ít nhất là một phần trong số đó - vào năm 2024.
IEA đã nâng dự báo về mức tiêu thụ nhiên liệu thế giới trong năm nay nhờ sức mạnh đáng ngạc nhiên ở Trung Quốc và vẫn duy trì quan điểm nguồn cung sẽ thiếu hụt trong quý IV. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt sẽ nhỏ hơn 30% so với dự kiến trước đó, khoảng 900.000 thùng/ngày.
Theo các quan chức phương Tây và dữ liệu xuất khẩu của Nga, mức giá trần mà Mỹ và một số nước áp lên dầu thô của Nga gần như đã bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này buộc các nước phải tìm cách củng cố một trong những biện pháp trừng phạt kinh tế quan trọng đối với Moscow.
Theo Reuters, hôm thứ Hai (13/11), Bộ Năng lượng Mỹ cho biết nước này có kế hoạch mua 1,2 triệu thùng dầu để bổ sung Kho Dự trữ Dầu khí Chiến lược sau khi đã rút khối lượng kỷ lục vào năm ngoái.
Lần đầu tiên sau hai năm, các chủ hàng LNG ưu tiên đi qua Mũi Hảo Vọng hơn bất kỳ tuyến đường nào khác. Việc kéo dài hành trình cho thấy hạn hán và chi phí vận chuyển kênh đào Panama tăng cao đang làm thay đổi các tuyến thương mại năng lượng toàn cầu như thế nào.
Sản lượng dầu thô Mỹ trong tháng 8 xô đổ con số kỷ lục thiết lập trước đó vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng của nước này được xem là vẫn khá chậm bởi các công ty khai thác không tập trung phân bổ lợi nhuận cho việc đầu tư các giàn khoan mới.
Kịch bản "gián đoạn lớn" của Ngân hàng Thế giới gần giống với tác động của lệnh cấm vận dầu mỏ Arab năm 1973, làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu từ 6 triệu đến 8 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ đẩy giá lên 140 USD- 157 USD một thùng, tăng tới 75% so với mức hiện tại.
Mỹ kỳ vọng sẽ mua 6 triệu thùng dầu dự trữ với giá khoảng 79 USD/thùng. Năm ngoái, Mỹ đã bán lượng dầu kỷ lục 180 triệu thùng từ kho dự trữ. Kể từ đó, nước đã mua lại 4,8 triệu thùng với giá trung bình dưới 73 USD/thùng.
Các nhà sản xuất dầu thô của Nga đang được hưởng lợi khi chi phí vận chuyển đến các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ rẻ nhất trong gần một năm nhờ số lượng tàu chạy qua các tuyến này ngày càng tăng.
Hôm 6/10, chính phủ Nga cho biết đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel qua đường ống, loại bỏ phần lớn các hạn chế được áp đặt vào ngày 21/9, theo Reuters.
Cơn sốt đồng của Trung Quốc phần lớn là do việc lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời trên đất liền tăng cao. Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc cũng đang tăng lên nhờ sự phục hồi nhanh chóng trong các lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều dầu như vận tải.
Giá dầu thô liên tục tăng thời gian gần đây được cho là do nguồn cung giảm và nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về sự bùng phát trở lại của lạm phát toàn cầu.
Lệnh cấm của Nga sẽ làm thay đổi dòng chảy đó một lần nữa. Nguồn cung dầu diesel từ các cảng của Nga đến Brazil đạt khoảng 4 triệu tấn trong năm tính đến ngày 25/9, so với 74.000 tấn trong cả năm 2022. Nhiên liệu của Nga đã thay thế việc nhập khẩu dầu diesel của Brazil từ Mỹ.