OPEC và Saudi Arabia đang mất dần quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Saudi Arabia đang mất dần quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ thế giới do nguồn cung của Mỹ tăng vọt.
Một số chuyên gia cho biết Saudi Arabia có thể bị cuốn vào "cuộc chiến tranh giành thị phần" dầu mỏ. Nỗ lực giành lại quyền kiểm soát thị phần dầu mỏ của OPEC cùng các đồng minh (OPEC+) và Saudi Arabia dường như đang lung lay với bằng chứng là giá dầu thô đã sụt giảm với thời gian lâu nhất trong nhiều năm.
Theo hãng tin Reuters, giá dầu tăng vào thứ Sáu (8/12), nhưng lại giảm trong 7 tuần qua, đánh dấu đợt giảm giá lâu nhất trong vòng 5 năm. Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế đã tăng 2% lên 75 USD/thùng vào ngày thứ Sáu (8/12), nhưng lại giảm 18% so với mức giữa tháng 10/2023, khi dầu Brent giao dịch quanh mức 92 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng đã tăng 2% lên 70 USD/thùng vào thứ Sáu (8/12), nhưng vẫn giảm khoảng 19% so với giữa tháng 10/2023, khi giao dịch quanh mức 89 USD/thùng.
Sự sụt giảm giá dầu kéo dài trong gần hai tháng đã giáng mạnh vào OPEC và nhà lãnh đạo trên thực tế của tổ chức này, Saudi Arabia, vốn đang cố gắng ngăn chặn đà sụt giảm giá dầu trong năm qua. Các thành viên OPEC+ đã nhiều lần giảm sản lượng trong năm 2023 và đồng ý cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày cho đến quý đầu tiên của năm 2024. Khoảng 1,3 triệu thùng trong số lượng dầu bị cắt giảm đó đến từ Saudi Arabia và Nga, những quốc gia đã tự nguyện giảm sản lượng dầu mỏ cho đến cuối năm nay. Thậm chí Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia còn cho biết những đợt cắt giảm đó có thể được tiếp tục thực hiện với mức độ nhiều hơn nếu cần thiết.
Tuy nhiên, những động thái hạn chế nguồn cung dầu mỏ toàn cầu của Saudi Arabia dường như không ảnh hưởng đến các nước tham gia thị trường, đặc biệt là Mỹ. Sản lượng dầu của Mỹ đã bùng nổ trong năm nay, với lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ gần đạt mức kỷ lục 6 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, các thị trường cũng dự đoán rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ giảm trong tương lai, đặc biệt khi các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng chậm lại và chính phủ các nước sẽ chú trọng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM), hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm trong tháng 11/2023, đánh dấu tháng thứ 13 liên tiếp giảm. Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, cũng đang phải chật vật với một loạt vấn đề kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ dầu có thể ở mức thấp.
Trả lời phỏng vấn Business Insider, chuyên gia năng lượng Paul Sankey nhận định rằng những yếu tố đó cuối cùng có thể đẩy Saudi Arabia tiến hành "cuộc chiến giành thị phần" dầu mỏ với Mỹ để giành lại quyền kiểm soát giá cả, một động thái có thể làm tràn ngập nguồn cung dầu của thế giới trong nửa đầu năm 2024.
Theo hãng tin Reuters, giá dầu tăng vào thứ Sáu (8/12), nhưng lại giảm trong 7 tuần qua, đánh dấu đợt giảm giá lâu nhất trong vòng 5 năm. Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế đã tăng 2% lên 75 USD/thùng vào ngày thứ Sáu (8/12), nhưng lại giảm 18% so với mức giữa tháng 10/2023, khi dầu Brent giao dịch quanh mức 92 USD/thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng đã tăng 2% lên 70 USD/thùng vào thứ Sáu (8/12), nhưng vẫn giảm khoảng 19% so với giữa tháng 10/2023, khi giao dịch quanh mức 89 USD/thùng.
Sự sụt giảm giá dầu kéo dài trong gần hai tháng đã giáng mạnh vào OPEC và nhà lãnh đạo trên thực tế của tổ chức này, Saudi Arabia, vốn đang cố gắng ngăn chặn đà sụt giảm giá dầu trong năm qua. Các thành viên OPEC+ đã nhiều lần giảm sản lượng trong năm 2023 và đồng ý cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày cho đến quý đầu tiên của năm 2024. Khoảng 1,3 triệu thùng trong số lượng dầu bị cắt giảm đó đến từ Saudi Arabia và Nga, những quốc gia đã tự nguyện giảm sản lượng dầu mỏ cho đến cuối năm nay. Thậm chí Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia còn cho biết những đợt cắt giảm đó có thể được tiếp tục thực hiện với mức độ nhiều hơn nếu cần thiết.
Tuy nhiên, những động thái hạn chế nguồn cung dầu mỏ toàn cầu của Saudi Arabia dường như không ảnh hưởng đến các nước tham gia thị trường, đặc biệt là Mỹ. Sản lượng dầu của Mỹ đã bùng nổ trong năm nay, với lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ gần đạt mức kỷ lục 6 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, các thị trường cũng dự đoán rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ giảm trong tương lai, đặc biệt khi các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng chậm lại và chính phủ các nước sẽ chú trọng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM), hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm trong tháng 11/2023, đánh dấu tháng thứ 13 liên tiếp giảm. Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, cũng đang phải chật vật với một loạt vấn đề kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ dầu có thể ở mức thấp.
Trả lời phỏng vấn Business Insider, chuyên gia năng lượng Paul Sankey nhận định rằng những yếu tố đó cuối cùng có thể đẩy Saudi Arabia tiến hành "cuộc chiến giành thị phần" dầu mỏ với Mỹ để giành lại quyền kiểm soát giá cả, một động thái có thể làm tràn ngập nguồn cung dầu của thế giới trong nửa đầu năm 2024.
25-11-2023
Theo TTXVN
Copy link
Link bài gốc
https://news.vnanet.vn/?created=7%20day&keyword=Code%3A%277122704%27&qcode=-1