Giá cao su hôm nay 25/9: Lập đỉnh mới trên thị trường thế giới
Cập nhật giá cao su thế giới
Điều kiện thời tiết bất lợi ở các khu vực sản xuất chính tiếp tục đẩy giá cao su trên các sàn giao dịch lên mức đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
Cụ thể, giá cao su giao tháng 10 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) Nhật Bản tăng 1,7 % so với hôm qua, lên mức 393 yên/kg; Hợp đồng giao tháng 2/2025 cũng tăng 1,7% lên 385 yen/kg. Đây là mức giá cao nhất đạt được trong nhiều năm qua.
Tương tự, trên sàn giao dịch Thượng Hải – Trung Quốc (SHFE), giá cao su tự nhiên hợp đồng giao tháng 10 tăng 3,2% (515 nhân dân tệ/tấn), lên mức 16.845 nhân dân tệ/tấn; hợp đồng giao tháng 1/2025 tăng 520 nhân dân tệ/tấn, đạt 18.300 nhân dân tệ/tấn.
Còn tại Thái Lan, giá cao su RSS 3 hợp đồng giao tháng 10 tăng nhẹ 0,2%, đạt 93,8 Baht/kg.
Từ đầu năm 2024 đến nay, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới đã tăng đáng kể. Chủ yếu do ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là nhiệt độ cao kéo dài và thời tiết khô hạn do hiện tượng El Niño gây ra tại các khu vực sản xuất chính ở Đông Nam Á.
Điều kiện khí hậu không thuận lợi này dẫn đến lượng mưa không đủ, từ đó hạn chế sản lượng cao su nguyên liệu và thắt chặt nguồn cung trên thị trường.
Mặc dù thời tiết đã được cải thiện trong nửa cuối năm nhưng mưa thường xuyên đã khiến công việc khai thác cao su gặp khó khăn và giá nguyên liệu thô vẫn ở mức cao gần đây.
Tại Thái Lan, lượng mưa lớn ở miền Bắc nước này dẫn đến nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và sản xuất cao su, cũng như vận chuyển của các nhà máy. Hiện tại, tồn kho nguyên liệu tại các nhà máy ở Thái Lan duy trì ở mức 1,5 đến 3 tháng.
Cơn bão Yagi trong tháng 9 vừa qua cũng tác động lớn đến sản xuất cao su tại Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan, càng làm trì hoãn nguồn cung nguyên liệu dự kiến tăng trong mùa cao điểm.
Tại Trung Quốc, siêu bão Yagi đã khiến cho các vùng sản xuất cao su chính của Đảo Hải Nam như Lâm Cao và Trừng Mại bị thiệt hại tương đối nặng nề. Tập đoàn Cao su Hải Nam thông báo, khoảng 230.000 ha đồn điền cao su đã bị ảnh hưởng bởi bão, dự kiến sản lượng cao su khô sẽ giảm khoảng 18.000 tấn.
Mặc dù công việc khai thác cao su đã dần được nối lại nhưng thời tiết mưa vẫn ảnh hưởng đến việc giải phóng nguyên liệu, khiến sản lượng trên đảo khan hiếm, các nhà máy chế biến gặp khó khăn trong việc thu gom keo thô.
Tính đến ngày 18/9, giá thu mua mủ Hải Nam đạt 15.800 NDT/tấn, tăng 1.700 NDT/tấn, tương đương 12,06% so với trước khi bão đổ bộ.
Trong khi đó, tính đến ngày 8/9, tồn kho cao su thiên nhiên tại Trung Quốc là 1,19 triệu tấn, giảm 15.400 tấn (tương ứng giảm 1,27%) so với kỳ trước, theo Hiệp hội Cao su Thiên nhiên Trung Quốc.
Cập nhật giá cao su trong nước
Giá cao su tại các công ty trong nước hôm nay ổn định sau hai ngày tăng liên tiếp.
Công ty Cao su Phú Riềng báo giá mủ tạp ở mức 360 đồng/DRC; giá mủ nước là 425 đồng/TSC.
Báo giá của Công ty Cao su Bà Rịa ở mức 404 - 414 đồng/TSC đối với mủ nước. Trong khi giá mủ đông DRC từ 35 - 44% đạt 14.800 đồng/kg; mủ nguyên liệu là 18.400 – 19.800 đồng/kg.
Báo giá thu mua mủ nước của Công ty Cao su Mang Yang ổn định ở mức 360 – 402 đồng/TSC, trong khi Công ty cao su Bình Long báo giá 383-393 đồng/TSC.