|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay (30/8) tăng 300 đồng/kg dù số liệu xuất khẩu ảm đạm

10:14 | 30/08/2018
Chia sẻ
Dù số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu cà phê 8 tháng ảm đạm nhưng giá cà phê hôm nay (30/8) vẫn tăng 300 đồng/kg lên 33.100 - 33.700 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay (30/8) dao động trong khoảng 33.100 - 33.700 đồng/kg, tăng 300 đồng so với hôm qua, theo số liệu từ trang Tin Tây Nguyên. Trong đó, giá cà phê khu vực Gia Lai cao nhất đạt 33.700 đồng/kg và thấp nhất tại khu vực Lâm Hà ở mức giá 33.100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang ở mức 35.000 đồng/kg.

gia ca phe hom nay 308 tang 300 dongkg du so lieu xuat khau am dam
Nguồn: Tin Tây Nguyên

Trong phiên giao dịch hôm 29/8, lúc 15h41 (giờ GMT), giá cà phê robusta giao trong tháng 9 trên sàn ICE tăng 0,2% lên 1.622 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica giao tháng 9 lúc 12h03 (giờ GMT) giảm 0,05% xuống 99,2 UScent/pound.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 8 tháng đầu năm giảm 3,1% xuống 2,5 tỷ USD.

Xét về lượng, Việt Nam xuất khẩu 1,3 triệu tấn cà phê, tương đương 21,78 triệu bao 60 kg, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 8, cả nước xuất khẩu 135.000 tấn cà phê, trị giá 246 triệu USD.

Giá cà phê liên tục giảm thời gian qua ảnh hưởng xấu tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ đầu năm tới nay. Tính đến ngày 29/8, giá cà phê chỉ còn ở mức 33.200 - 33.500 đồng/kg, bằng với giá thành sản xuất của nông dân.

Ngày 20/8, cà phê robusta chạm đáy hơn hai năm, ở mức 33.100 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng và 33.700 đồng/kg tại Đắk Lắk, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Tại các kho quanh khu vực TP HCM, giá cà phê robusta loại R1 có mức giá 35.400 đồng/kg, giảm 2,7% so với ngày 10/8, và giảm 3,5% so với cùng kỳ tháng 7.

Giá cà phê xuất khẩu 15 ngày đầu tháng 8 giảm tới 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1.824 USD/tấn. Lũy kế đến ngày 15/8, giá cà phê xuất khẩu đạt 1.916 USD/tấn, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Cập nhật giá tiêu

Giá hồ tiêu ngày 30/8 đi ngang ở mức 47.000 - 49.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu; thấp nhất ở Đồng Nai và Bình Phước.

gia ca phe hom nay 308 tang 300 dongkg du so lieu xuat khau am dam
Nguồn: Tin Tây Nguyên

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu tháng 8 ước đạt 20.000 tấn, trị giá 58 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu ước đạt 173.000 tấn, trị giá 577 triệu USD, tăng 13,07% về lượng và tăng 11,29% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm chỉ đạt 3.379 USD/tấn, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhu cầu hạt tiêu toàn cầu dao động từ 300.000 – 350.000 tấn/năm. Trong khi đó, nguồn cung Việt Nam lên tới 200.000 tấn/năm, tương đương 62% – 65% tổng sản lượng tiêu thế giới.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao trong tháng 1/2019 lúc 11h05 hôm 30/8 (giờ địa phương) tăng 1,3% lên 172,8 yen/kg, khối lượng giao dịch đạt 1.235 giao dịch. Tại Sàn SHFE (Thượng Hải), lúc 10h21 ngày 30/8 (giờ địa phương), giá cao su giao tháng 1/2019 tăng 60 nhân dân tệ lên 12.420 nhân dân tệ/tấn.

Bộ Nông Nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan nỗ lực giảm diện tích trồng cao su của quốc gia này khoảng 80.000 ha/năm trong vòng 5 năm tới. Kế hoạch này được kỳ vọng góp phần giảm sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan khoảng 40.000 – 50.000 tấn/năm.

Chính phủ Thái Lan cam kết thanh toán cho người nông dân khoảng 480 USD/0,16 ha; và trả tối đa cho 1,6 ha/một hộ gia đình để hạn chế việc trồng cao su. Hiện Thái Lan có khoảng 2,9 triệu – 3,34 triệu ha cao su tự nhiên.

Tại thị trường trong nước, giá cao su SVR CV ngày 29/8 tiếp tục giảm 132 đồng xuống mức 39.633 đồng/kg. Cùng lúc, giá cao su SVR L giảm 68 đồng xuống 37,794 đồng/kg.

Cập nhật giá đường

Giá đường giao trong tháng 10 lúc 16h59 ngày 29/8 tăng 0,67% lên 10,3 UScent/pound. Tại Brazil, đậu nành đang thu hẹp diện tích mía đường của nước này, vốn đang quay cuồng vì giá đường xuống gần thấp nhất trong nhiều năm. Thuế đường của Trung Quốc gây áp lực lên thị trường toàn cầu vì các quốc gia phát triển tiếp tục giảm tiêu thụ.

Đức Quỳnh