Trong khi giá gạo xuất khẩu Thái Lan xuất hiện đà tăng từ 490 – 512 USD/tấn lên 505 – 533 USD/tấn (FOB Bangkok) thì giá gạo Ấn Độ và Việt Nam lại có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 6.
Sau khi mất vị trí xuất khẩu gạo số một toàn cầu trong ba năm, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã gặp gỡ các cơ quan liên quan và các nhà xuất khẩu gạo để tìm ra biện pháp lấy lại vị trí hàng đầu, theo tờ Thailand Business News.
Nông dân ở tỉnh Nakhon Sawan của Thái Lan khẳng định, họ sẽ tiếp tục trồng giống lúa thơm của Việt Nam hay còn có tên gọi là Jasmine 85, một giống lúa có khả năng kháng bệnh cao và cho lợi nhuận tốt dù chưa được đăng ký tại Thái Lan.
Thái Lan hiện nay là một nhà xuất khẩu gạo đồ lớn, chiếm đến gần 1/3 tổng số lô hàng mỗi năm của quốc gia với 10 - 11 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu bao gồm châu Phi, châu Âu và Trung Đông.
Mặc dù lượng gạo Việt Nam xuất đi lớn nhưng do tỷ trọng sản phẩm cấp thấp và trung bình chiếm phần nhiều nên giá trị đem về chưa cao. Cũng từ đây, thương hiệu gạo Việt Nam vẫn là một bài toàn khó đang cần lời giải.
Giới thương lái cho biết, mức giá thấp nhất trong cuộc đấu thầu quốc tế để mang về ít nhất 30.000 tấn gạo của chính phủ Iraq đã được trả cho sản phẩm đến từ Thái Lan ở 449,5 USD/ tấn (miễn chi phí dỡ hàng cho người vận chuyển).
Nhu cầu gạo Ấn Độ đã tăng trong tuần này sau đợt sụt giảm gần đây, kéo giá gạo xuất khẩu lên cao, trong khi hoạt động thương mại trầm lắng trong bối cảnh nguồn cung dồi dào khiến giá gạo tại các quốc gia châu Á khác duy trì ổn định.
Nhờ thời tiết thuận lợi và giá tại chân ruộng hấp dẫn, sản lượng gạo của Thái Lan trong niên vụ 2018 – 2019 dự báo tăng 4% lên 21,2 triệu tấn, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Bộ Thương mại Thái Lan đang xem xét đàm phán với Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) về chương trình khuyến khích người nông dân lùi thời điểm đưa gạo ra thị trường.