Ngành lúa gạo châu Á đã thay đổi như thế nào trong một thập kỷ qua?
Sản lượng gạo Hom mali của Thái Lan sẽ giảm lần đầu tiên trong thập kỷ qua | |
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng nhẹ trở lại | |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trước kỳ vọng về hợp đồng mới |
Từ chuyển đổi chính sách ngành lúa gạo...
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 – 2008 buộc nhiều quốc gia sản xuất cũng như tiêu thụ gạo phải đánh giá lại chính sách hiện hành liên quan đến ngành lúa gạo để hướng tới tự cung tự cấp thực phẩm trong thời gian ngắn nhất có thể.
Từ sau đó, thế giới đã chứng kiến làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất lúa gạo tại nhiều quốc gia, từ chính sách tự cung sang tự cung tự cấp, trang Daily Star nhận định. Chính sách tự cung được áp dụng khi nền kinh tế thế giới bắt đầu xu hướng toàn cầu hóa, mở cửa thị trường vào những năm 1990.
Việc chuyển sang chính sách tự cung tự cấp mang lại hiệu quả tích cực trong ba năm đầu tiên, với minh chứng là sản lượng gạo của nhiều quốc gia đã tăng đáng kể. Nguyên nhân là, chính phủ các nước khi đó phải tăng cường phân bổ nguồn lực cho ngành lúa gạo trong bối cảnh sự hỗ trợ từ nước ngoài giảm mạnh.
Ngành lúa gạo châu Á đã thay đổi như thế nào trong một thập kỷ qua? (Nguồn: Daily Star) |
...tới sự thay đổi về cơ cấu trong hệ thống thương mại lúa gạo
Những thay đổi này đã kéo theo sự thay đổi về cơ cấu trong hệ thống thương mại lúa gạo thế giới. Ngôi vị “Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới” theo đó cũng liên tục qua tay Thái Lan, Ấn Độ tới Việt Nam trong vòng một thập kỷ qua (từ năm 2007 đến năm 2017). Thậm chí, Campuchia và Myanmar cũng đang nổi lên là những nước xuất khẩu gạo lớn hiện nay.
Xét về thương mại gạo toàn cầu, Thái Lan vẫn luôn đứng ở vị trí thống lĩnh mãi cho tới thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Những nước xuất khẩu gạo lớn tiếp theo là Pakistan, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhiều tổ chức quốc tế từng dự đoán rằng Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2016. Mặc dù lời dự báo này không được ứng nghiệm nhưng cũng có thời điểm Việt Nam đạt được ngôi vị số 1 chủ yếu vì chính sách lúa gạo thảm họa của chính phủ Thái Lan cũ (thời bà Yingluck Shinawatra làm Thủ tướng Thái Lan). Ngành lúa gạo nói riêng và kinh tế Thái Lan nói chung bị thiệt hại nặng nề bởi các chính sách của bà Yingluck.
Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng tăng nhanh nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ tại khu vực phía Đông trong cuộc cách mạng xanh lần thứ hai.
Thị phần xuất khẩu gạo của các nước Nam Á ngày càng tăng so với các nước Đông Nam Á. Các quốc gia trên đất liền thuộc khu vực Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar, đều là quốc gia xuất khẩu gạo, với mức xuất khẩu gạo hàng năm đạt 16 – 18 triệu tấn.
Ngược lại, các quốc đảo thuộc khu vực Đông Nam Á, gồm Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei và Malaysia, lại là những nước nhập khẩu gạo, với mức nhập khẩu gạo hàng năm tới 5 – 6 triệu tấn.
Nhờ chính phủ mạnh tay thay đổi chính sách, Trung Quốc cũng đang nổi lên là một nước nhập khẩu gạo lớn của thế giới. Trong năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu 5 triệu tấn gạo và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến năm 2020. Nếu xu hướng này tiếp diễn, nhập khẩu gạo của Trung Quốc có thể đạt khoảng 16 – 20 triệu tấn vào năm 2030.
Trung Quốc có thể nhập khẩu gạo của Việt Nam, Campuchia và Myanmar để bù đắp cho sự thiếu hụt gạo. Tuy nhiên, Trung Quốc thường chỉ nhập gạo chất lượng thấp để sản xuất rượu, mì, thức ăn chăn nuôi và một số mục đích sử dụng trong công nghiệp khác. Hiện tại, 47% gạo tại thị trường Trung Quốc là có nguồn gốc từ Việt Nam.
Trong tương lai gần, sản lượng gạo của Thái Lan và Việt Nam có thể giảm, mà lý do chính là nông dân trồng lúa ngày càng nghèo đi so với nông dân trồng các nông sản khác, như lúa mì và ngô. Để đất nước trở nên giàu có, nhiệm vụ đầu tiên là giúp người nông dân trồng lúa thoát khỏi nghèo khổ, và đây cũng chính là lo ngại lớn nhất hiện nay của hai quốc gia này.
Hiện chỉ có 8% sản lượng gạo toàn cầu (xấp xỉ 35 – 37 triệu tấn) được giao dịch trên thị trường quốc tế. Sản lượng gạo xay xát hàng năm của thế giới đạt khoảng 450 – 452 triệu tấn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/