Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng nhẹ trở lại
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trước kỳ vọng về hợp đồng mới | |
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tiếp tục giảm, có loại giảm tới 500 - 600 đồng so với đầu tháng 2 | |
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đã vượt Thái Lan |
Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 8/3 (đơn vị: đồng/kg)
Loại |
Giá |
Thay đổi so với tuần trước đó |
Lúa khô loại thường | 6.200 - 6.300 | + (200 -300) |
Lúa khô loại dài | 6.500 - 6.600 | + 200 |
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) | 8.500 - 8.600 | + 100 |
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) | 7.700 - 7.800 | +50 |
Gạo thành phẩm 5% tấm | 9.100 - 9.200 | + 150 |
Gạo thành phẩm 15% tấm | 8.800 - 8.900 | + 100 |
Gạo thành phẩm 25% tấm | 8.600 - 8.700 | + 100 |
(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Tính đến ngày 8/3, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 410.000 ha trên tổng diện tích xuống giống khoảng 1,600 triệu ha, với năng suất khoảng 6,5 – 6,6 tấn/ha.
(Ảnh minh họa) |
Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn
Tại Thái Lan, năm nay sản lượng gạo jasmine giảm lần tiên kể từ khi bắt đầu trồng loại gạo này vào một thập niên trước trong nỗ lực để chuyển sang xuất khẩu nông sản có giá trị gia tăng. Sản lượng gạo jasmine giảm do thời tiết bất lợi và chính sách của chính phủ. Điều này sẽ tác động lên xuất khẩu gạo trong năm 2018 cùng với thách thức do baht tăng giá so với USD.
Tổng sản lượng gạo cao cấp Thái Lan dự kiến giảm khoảng 40% còn khoảng 4 triệu tấn lúa so với 6,1 triệu tấn lúa trong năm 2017. Giá theo đó tăng lên 1.150 USD/tấn, tăng hơn 50% so với năm ngoái.
Tại Ấn Độ, giá gạo tăng do nhu cầu tăng trong lúc nguồn cung giảm, đồng nội tệ tăng giá và triển vọng về thỏa thuận với Philippines thúc giá gạo tăng tại Thái Lan.Trong khi đó, nhu cầu gạo từ Bangladesh sẽ vẫn cao trong vài tháng tới, do giá nội địa Bangladesh tăng.
Tại Myanmar, xuất khẩu gạo Myanmar dự kiến đạt 4 triệu tấn trong năm tài khóa 2020 - 2021, theo ước tính của Liên đoàn Gạo Myanmar. Ở mức xuất khẩu này, doanh thu có thể đạt 1,5 tỷ USD.
Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn
Tại Philippines, các chuyên gia kinh tế trong nước yêu cầu Tổng thống Duterte hủy bỏ độc quyền nhập khẩu gạo của Cơ quan Lương thực Quốc gia nếu muốn bình ổn giá gạo. Nói cách khác, chừng nào chính phủ còn độc quyền nhập khẩu gạo, chừng đó Philippines sẽ còn đối mặt với tình trạng nguồn cung bất ổn với việc giá gạo tăng.
Trong khi đó, theo số liệu từ Cục Thống kê Philippines cho biết, giá gạo bán sỉ và lẻ tăng trong tuần thứ 7 liên tiếp. Giá gạo đã tăng ít nhất 20% từ tuần đầu tháng 1.
Tại Indonesia, lô hàng 10.000 tấn gạo của Ấn Độ đã cập cảng Indonesia tuần qua. Gạo nhập khẩu sẽ được lưu kho tại Bulog ở Bắc Sumatra cùng với 10.000 tấn gạo nhập khẩu từ Thái Lan đã đến vào ngày 24/2.
Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á
Giá gạo vẫn yếu vì dư âm của Tết Nguyên Đán và lễ Holi tại Ấn Độ; trong khi giá Miến Điện tiếp tục tăng.
Thị trường Thái Lan giảm nhưng ổn định vì giá gạo trắng và gạo đồ đang khá hấp dẫn, trong khi giá Hom Mali giữ vững do tin về giảm sản lượng. Giá gạo nếp giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Thị trường Pakistan ổn định vì các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại nhu cầu yếu ớt dù giá cạnh tranh. Basmati vẫn thu hút nhu cầu từ châu Âu.
Ngoài ra, thị trường Ấn Độ ổn ịnh với rupee Ấn Độ giảm.
Trong ngắn hạn, thị trường thời gian tới sẽ hướng tới nhu cầu mua từ Trung Quốc và Philippines; triển vọng đấu thầu của NFA và bàn tán về khả năng mua của Indonesia. Châu Phi và Trung Đông cũng sẽ quay lại mua hàng, nhưng thị trường châu Phi đang cân nhắc giá chào cao hơn so với năm 2017.