|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

FPT Retail lỗ sau thuế 26 tỉ đồng trong quí IV

15:36 | 23/01/2020
Chia sẻ
FPT Retail bất ngờ báo lỗ sau thuế 26 tỉ đồng trong quí IV/2019 dù quí liền trước và cùng kì năm trước đều có lãi. Lũy kế cả năm, lợi nhuận của FPT Retail giảm hơn 41%.
FPT Retail lỗ sau thuế 26 tỉ đồng trong quí IV - Ảnh 1.

Một cửa hàng FPTShop của FPT Retail tại Hà Nội. Ảnh: Song Ngọc.

Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) vừa công bố báo cáo tài chính quí IV/2019 cho thấy doanh thu thuần đạt 4.207 tỉ đồng, giảm 1,4% so với cùng kì năm 2018.

Lợi nhuận gộp 511 tỉ đồng, tương ứng với biên lãi gộp 12,1%; đều giảm sút so với các con số tương ứng của quí IV năm trước là 563 tỉ đồng và 13,2%.

Các loại chi phí tài chính, bán hàng, quản lí doanh nghiệp cùng tăng với tỉ lệ từ 5% đến gần 50%, khiến cho FPT Retail lỗ sau thuế 26 tỉ đồng trong quí IV vừa qua, riêng cổ đông công ty mẹ lỗ 20,3 tỉ đồng. Quí IV/2018, công ty có lãi 120 tỉ đồng, hay trong quí III/2019, công ty vẫn có lãi gần 72 tỉ đồng.

Lũy kế cả năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu thuần 16.634 tỉ đồng, tăng trưởng 8,7% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 204 tỉ đồng, giảm hơn 41%.

Năm 2019, FPT Retail đặt kế hoạch doanh thu 17.700 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 418 tỉ đồng, tương đương mức tăng trưởng lần lượt 16% và 20% so với năm 2018. Thực tế công ty đã hoàn thành 94% mục tiêu doanh thu và 48,8% kế hoạch lợi nhuận.

(Đơn vị: Tỉ đồng)

Quí IV/2019

Tăng/giảm so với cùng kì

Cả năm 2019

Tăng/giảm so với 2018

Doanh thu thuần

4.207

-1,4%

16.634

8,7%

Lợi nhuận gộp

511

-9,2%

2.089

2,2%

Biên lãi gộp

12,1%

12,6%

 

Doanh thu HĐ tài chính

32

91,6%

81

88,7%

Chi phí tài chính

44

48,5%

151

50,0%

Chi phí bán hàng

405

35,8%

1.410

15,0%

Chi phí quản lí DN

114

5,0%

359

0,2%

Lợi nhuận khác

7

-16%

27

-15%

Lợi nhuận trước thuế

-14

N/A

278

-36,1%

Lợi nhuận sau thuế

-26

N/A

204

-41,4%

Lợi nhuận sau thuế cty mẹ

-20

N/A

214

-38,5%

Biên lãi ròng

-0,6%

 

1,2%

Trong công văn giải trình, FPT Retail cho biết công ty thua lỗ trong quí IV là do doanh thu giảm 1,4% (59 tỉ đồng) so với cùng kì. Ngoài ra, FPT Retail phải trích lập dự phòng nợ xấu cho hai chương trình Subsidy và F-Friends, đầu tư chuyển đổi số dài hạn cho chuỗi nhà thuốc Long Châu và FPT Shop, đồng thời tăng tốc độ mở rộng chuỗi Long Châu.

Theo FPT Retail, những hoạt động trên khiến chi phí quản lí doanh nghiệp và bán hàng tăng lần lượt 5% và 35%. Chi phí tài chính cũng tăng 49% so với cùng kì, dẫn tới việc công ty thua lỗ trong quí IV cũng như cả năm 2019.

Tổng tài sản thời điểm cuối năm là 6.593 tỉ đồng, tăng 27,6% (tương đương 1.426 tỉ đồng) so với ngày đầu năm. Cơ cấu tài sản chủ yếu là hàng tồn kho với giá trị 3.384 tỉ đồng, chiếm 51,3% tổng tài sản và tăng 35% so với ngày đầu năm. Phải thu ngắn hạn chiếm gần 18% tổng tài sản và giảm 2,4% so với đầu năm.

Nợ phải trả tại ngày 31/12/2019 là hơn 1.282 tỉ đồng, tương đương 19,4% tổng nguồn vốn. Giá trị nợ phải trả cuối năm là 5.311 tỉ đồng, tăng 32,5% so với đầu năm.

(Đơn vị: Tỉ đồng)

Cuối năm

Đầu năm

Tăng/giảm (%)

Tài sản ngắn hạn

6.178

4.815

28,3%

Tiền và tương đương tiền

920

948

-3,0%

Đầu tư tài chính ngắn hạn

445

4

10640,1%

Phải thu ngắn hạn

1.178

1.207

-2,4%

Hàng tồn kho

3.384

2.506

35,0%

Tài sản ngắn hạn khác

251

150

67,8%

Tài sản dài hạn

416

352

18,0%

Phải thu dài hạn

105

84

25,3%

Tài sản cố định hữu hình

49

46

6,5%

Tài sản dài hạn khác

262

223

17,6%

Tổng cộng tài sản

6.593

5.168

27,6%

Nợ phải trả

5.311

4.009

32,5%

Nợ ngắn hạn

5.308

4.009

32,4%

Vốn chủ sở hữu

1.282

1.159

10,7%

Song Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.