Tập đoàn điện lực Việt Nam khẳng định cả EVN và các chủ đầu tư đều thấy còn nhiều nội dung chưa có cơ sở để hai bên đàm phán, do vậy không thể hoàn thành đàm phán và ký kết các PPA theo đúng thời hạn yêu cầu của Bộ Công Thương là 31/3.
EVN cho biết, do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao đột biến từ đầu năm 2022, trong khi giá điện bán lẻ vẫn duy trì từ 2019 đến nay làm tình hình tài chính EVN gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo cân bằng tài chính.
Theo đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, công ty mẹ EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Phó Chủ tịch Tập đoàn AES của Mỹ cho biết doanh nghiệp này sẽ tiếp tục đầu tư dự án điện gió 4GW ngoài khơi tại Bình Thuận và chú trọng phát triển công nghệ sản xuất BESS.
Trong tháng 1/2023, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,7 triệu tấn, giảm 38% so với tháng 12/2022 và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, giá than nhập khẩu vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy nhiệt điện.
Khung giá của mức giá bán lẻ điện là cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện. Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương đề nghị EVN hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 để có cơ sở tính toán giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
Năm 2022, nhiều tập đoàn nhà nước như PVN, Vinachem ước tính thiết lập mốc lợi nhuận kỷ lục kể từ khi thành lập. Ngược lại, Tập đoàn Điện lực EVN lại báo khoản lỗ của công ty mẹ hơn 31.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, giá điện có đặc trưng khác với giá xăng dầu. Chi phí sản xuất kinh doanh điện có sự phụ thuộc cao vào các mùa trong năm là mùa mưa và mùa khô. Vì vậy, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng để phản ánh sự biến động khách quan của chi phí sản xuất điện.
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN lo ngại mức than tồn kho thấp tại TKV và các nhà máy nhiệt điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động phát điện của các nhà máy, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm 6 tháng đầu năm 2023.
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cho biết với giá bán lẻ điện bình quân khoảng 1.864 đồng/kWh, mỗi kWh điện bán ra thì phía EVN lỗ khoảng 180 đồng. Lãnh đạo doanh nghiệp này đề nghị sớm áp dụng cơ chế thị trường đối với ngành điện.
Đại diện EVN vừa kiến nghị Chính phủ áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại một cách kịp thời theo một cơ chế tự động, tương tự như cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu.
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, tăng giá điện ở mức phù hợp trong năm tới cũng là bước đi cần thiết để một mặt đảm bảo hài hoà lợi ích, thứ hai là tăng tính hấp dẫn để thu hút đầu tư vào ngành điện và cuối cùng là để giảm áp lực tài chính quá lớn cho doanh nghiệp.
Chỉ còn một tuần nữa, đến ngày 9/4, mức thuế 46% của Mỹ áp cho hàng hoá Việt Nam sẽ có hiệu lực, vậy Việt Nam cần làm gì để giảm bớt tình hình căng thẳng trong chính sách thuế quan với Mỹ?