Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, sau khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, đã tăng từ 35 tỷ EUR vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ EUR vào năm 2023.
“Tận dụng các cơ hội ưu đãi mặt hàng nông sản từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh mới” là chủ đề Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu do Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức chiều 8/9, tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Đại diện Vụ Chính sách đa biên cho biết sau hơn ba năm thực thi EVFTA, rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang EU mới chiếm 2,7% thị phần, thủy sản chiếm 4,2%. Điều này cho thấy dư địa cho hàng nông sản Việt Nam vào EU còn rất lớn.
Theo khảo sát của Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tương đối tốt Hiệp định EVFTA, cứ 10 doanh nghiệp có 4 doanh nghiệp cho biết đã từng thu được lợi ích nhất định từ hiệp định này.
Sau hai năm thực thi EVFTA, doanh nghiệp đã tận dụng ưu đãi thuế quan, gia tăng xuất khẩu sang EU. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu sang EU nhích lên 15%, đạt 83 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nông sản như thủy sản, gạo, cà phê đều tăng trưởng mạnh.
5 tháng đầu năm , kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 3,6 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa từ Đức 1,5 tỷ USD. Như vậy, doanh nghiệp Việt đã tận dụng tốt ưu đãi từ EVFTA, xuất siêu sang Đức 2,1 tỷ USD.
Với lợi thế từ EVFTA, doanh nghiệp điều Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi tăng khả năng cạnh tranh và thiết lập chuỗi cung ứng mới với thị trường EU, đặc biệt ở Đông Âu và Tây Âu.
Bộ Công Thương nhận định dịch bệnh COVID-19 và giá cước vận tải biển tăng cao có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong năm 2022.
Cà phê và hạt điều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chính sang EU, lần lượt là 42% và 33%. Xuất khẩu hai mặt hàng này sang EU có sự tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu tiêu thụ cao và ưu đãi thuế quan từ EVFTA.
Sau hơn một năm thực thi EVFTA, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn chưa thoát khỏi cảnh tăng trưởng âm bởi lực cản COVID-19, thẻ vàng IUU và yêu cầu khắt khe từ thị trường này.
Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, EU sẽ tăng mạnh khi có chương trình tiêm chủng vắc xin trên diện rộng. Ngược lại, xuất khẩu thủy sản sang khu vực châu Á sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt 19,5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, xuất khẩu cao su đạt 61 triệu USD, tăng 57%; xuất khẩu rau quả đạt 64 triệu USD, tăng 12,5%.
Chiếm tới 84% tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ EU trong 4 tháng đầu năm 2021 là gỗ tần bì, đạt 148,85 nghìn mét khối, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu gỗ phong tròn từ EU cũng tăng mạnh đến 947,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Các chuyên gia dự đoán xuất khẩu cá tra trong quý III sẽ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, giá cá tra xuất khẩu vẫn là ẩn số bởi hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ việc thiếu container, chi phí logistics, lưu kho tăng cao.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.