|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

El Nino kéo dài đến tháng 6/2024, nhiệt điện có thể được huy động ở mức cao

08:20 | 20/11/2023
Chia sẻ
BSC dự báo nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc vào mùa hè năm 2024 vẫn còn nhưng sẽ ít nghiêm trọng hơn năm 2023. Hiện tượng El Nino kéo dài đến tháng 6/2024 có thể tạo lợi thế cho mảng nhiệt điện, nhưng gây áp lực cho mảng thủy điện.

Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết 10 tháng năm 2023, sản lượng toàn hệ thống đạt 234,1 tỷ kWh, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhiệt điện vẫn chiếm 46% trong tổng cơ cấu nguồn điện.

 

Trong báo cáo phân tích ngành điện, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết hiện tượng El Nino sẽ duy trì cho đến tháng 6/2024 có thể khiến các doanh nghiệp thủy điện chịu áp lực lớn về kết quả kinh doanh.

Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện có thể tiếp tục hưởng lợi khi được huy động ở mức cao. Mặt khác, giá nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng giảm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mảng này.

Cụ thể, giá gas đang dao động quanh mức giá trung bình giai đoạn 2014-2019. Còn giá than đang giảm do thặng dư than tại Trung Quốc.

 (Nguồn: BSC)

Còn theo CTCP Chứng khoán Vietcap, EVN dự báo khả năng thiếu điện ở miền Bắc vào mùa khô năm 2024 là 420 – 1.770 MW, gần bằng 1/3 lượng điện thiếu hụt trong nửa đầu năm 2023.

“Nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc vào mùa hè năm 2024 vẫn còn nhưng sẽ ít nghiêm trọng hơn năm 2023”, Vietcap dự báo.

Với triển vọng giá thị trường phát điện cạnh tranh và giá điện bán lẻ cao hơn, bộ phận phân tích cho rằng nhiệt điện than sẽ có lợi hơn điện khí và thủy điện.

Vietcap cho rằng giá than hỗn hợp năm 2024 sẽ giảm 6% so với cùng kỳ, xuống còn 2,4 triệu đồng/tấn theo diễn biến của thị trường thế giới.

Trong khi đó, giá khí khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam sẽ tăng 12% so với cùng kỳ, lên 10,2 USD/MMBtu, chủ yếu do giá khí tự nhiên nhập khẩu đắt hơn. Điều này giúp các nhà máy nhiệt điện than có sức cạnh tranh hơn so với điện khí.

Hoàng Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.