Dự án điện Nhơn Trạch 3&4: 'Nút thắt' lớn nhất liệu có được gỡ trong năm 2023?
Hợp đồng mua bán điện (PPA) giữa Công ty Mua bán điện-Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chủ dầu tư dự án điện Nhơn Trạch 3&4 là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) sẽ phải hoàn tất trong năm 2023.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Duy Giang, Phó Tổng Giám đốc PV Power cho biết trong buổi làm việc với báo chí ngày 10/11 tại công trường xây dựng dự án điện Nhơn Trạch 3&4 (Đồng Nai).
Theo ông Nguyễn Duy Giang, việc ký kết hợp đồng PPA với các cam kết mua điện dài hạn (Qc) cho dự án là yếu tố quan trọng nhất bên cạnh xác định khung giá điện để dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể triển khai thuận lợi.
Dự án Nhơn Trạch 3&4 là dự án trọng điểm quốc gia, dự án điện khí đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng nhập khẩu (khí LNG) tại Việt Nam, đồng thời cũng là dự án điện khí phải vay vốn nước ngoài mà không có sự bảo lãnh của chính phủ. Vì vậy, việc sớm "chốt" hợp đồng PPA cho dự án Nhơn Trạch 3&4 không chỉ giúp PV Power có thể sớm ký hợp đồng mua bán khí (GSA) gắn với khối lượng LNG mua hàng năm, thời hạn xác nhận, kế hoạch giao nhận khí ổn định và giá khí hợp lý nhất.
Theo ông Nguyễn Duy Giang, việc ký kết hợp đồng PPA với các cam kết mua điện dài hạn (Qc) cho dự án là yếu tố quan trọng nhất bên cạnh xác định khung giá điện để dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể triển khai thuận lợi.
Dự án Nhơn Trạch 3&4 là dự án trọng điểm quốc gia, dự án điện khí đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng nhập khẩu (khí LNG) tại Việt Nam, đồng thời cũng là dự án điện khí phải vay vốn nước ngoài mà không có sự bảo lãnh của chính phủ. Vì vậy, việc sớm "chốt" hợp đồng PPA cho dự án Nhơn Trạch 3&4 không chỉ giúp PV Power có thể sớm ký hợp đồng mua bán khí (GSA) gắn với khối lượng LNG mua hàng năm, thời hạn xác nhận, kế hoạch giao nhận khí ổn định và giá khí hợp lý nhất.
Ngoài ra, việc chốt PPA gắn với các cam kết mua điện dài hạn (Qc) cho dự án còn là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng quốc tế xem xét cho PV Power vay vốn triển khai dự án, Phó Tổng Giám đốc Pv Power Nguyễn Duy Giang cho biết.
Theo Quy hoạch điện VIII đã được thông qua và các cam kết của về cắt giảm phát thải ròng của Việt Nam tại COP26, việc triển khai các dự án điện khí LNG tại Việt Nam cũng sẽ phải dừng sau năm 2035.
Trong khi đó, với việc sử dụng tuabin thế hệ H của GE-thế hệ tuabin sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cho phép dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể sử dụng khí nội địa, khí LNG nhập khẩu và khí hydro xanh để phát điện. Do vậy, sau năm 2035, dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể chuyển sang sử dụng khí hydro xanh để tiếp tục phát điện bởi không có phát thải.
Tại thời điểm hiện nay, việc sớm triển khai các dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 sẽ giúp Việt Nam bổ sung đáng kể nguồn điện cho hệ thống, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, đồng thời góp phần giảm khoảng 60% lượng phát thải CO2 ra môi trường so với các dự án nhiệt điện than. Đây cũng chính là lý do dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 được châu Âu chấp thuận.
Xác định được tầm quan trọng của việc đưa dự án Nhơn Trạch 3&4 vào phát điện theo tiến độ trong năm 2024-2025, trong tháng 11 này, EVN phải trình lên Bộ Công Thương dự thảo PPA cho dự án Nhơ Trạch 3&4. Hiện lãnh đạo EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty Mẹ của PV Power) đã đi đến thống nhất sẽ hoàn tất hợp đồng PPA trong năm 2023 này, ông Nguyễn Duy Giang cho biết.
Ông Nguyễn Duy Giang cũng chia sẻ, hiện nay khung giá LNG cho các nhà máy điện khí vẫn chưa có nên Cục Điều tiết Điện lực cần sớm thông qua khung giá này để làm cơ sở cho các bên đàm phán hợp đồng PPA. Bên cạnh đó, với đặc thù mua LNG trên thị trường quốc tế khác hẳn việc đấu thầu mua khí trong nước nên việc ban hành khung giá LNG cho nhà máy điện cũng là cơ sở quan trọng để PV Power và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) có thể đấu thầu thành công nguồn nhiên liệu LNG với giá hợp lý nhất và khối lượng ổn định.
Tại buổi gặp mặt báo chí chiều 10/11, ông Lê Bá Quý, Giám đốc Ban Quản lý dự án điện Nhơn Trạch 3&4 cũng cho biết, đến thời điểm này, PV Power và Công ty mua bán điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam-EVN) đã thống nhất các nội dung và ký tắt Dự thảo Hợp đồng Mua bán điện và trình lên EVN.
Theo Quy hoạch điện VIII đã được thông qua và các cam kết của về cắt giảm phát thải ròng của Việt Nam tại COP26, việc triển khai các dự án điện khí LNG tại Việt Nam cũng sẽ phải dừng sau năm 2035.
Trong khi đó, với việc sử dụng tuabin thế hệ H của GE-thế hệ tuabin sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cho phép dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể sử dụng khí nội địa, khí LNG nhập khẩu và khí hydro xanh để phát điện. Do vậy, sau năm 2035, dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể chuyển sang sử dụng khí hydro xanh để tiếp tục phát điện bởi không có phát thải.
Tại thời điểm hiện nay, việc sớm triển khai các dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 sẽ giúp Việt Nam bổ sung đáng kể nguồn điện cho hệ thống, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, đồng thời góp phần giảm khoảng 60% lượng phát thải CO2 ra môi trường so với các dự án nhiệt điện than. Đây cũng chính là lý do dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 được châu Âu chấp thuận.
Xác định được tầm quan trọng của việc đưa dự án Nhơn Trạch 3&4 vào phát điện theo tiến độ trong năm 2024-2025, trong tháng 11 này, EVN phải trình lên Bộ Công Thương dự thảo PPA cho dự án Nhơ Trạch 3&4. Hiện lãnh đạo EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty Mẹ của PV Power) đã đi đến thống nhất sẽ hoàn tất hợp đồng PPA trong năm 2023 này, ông Nguyễn Duy Giang cho biết.
Ông Nguyễn Duy Giang cũng chia sẻ, hiện nay khung giá LNG cho các nhà máy điện khí vẫn chưa có nên Cục Điều tiết Điện lực cần sớm thông qua khung giá này để làm cơ sở cho các bên đàm phán hợp đồng PPA. Bên cạnh đó, với đặc thù mua LNG trên thị trường quốc tế khác hẳn việc đấu thầu mua khí trong nước nên việc ban hành khung giá LNG cho nhà máy điện cũng là cơ sở quan trọng để PV Power và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) có thể đấu thầu thành công nguồn nhiên liệu LNG với giá hợp lý nhất và khối lượng ổn định.
Tại buổi gặp mặt báo chí chiều 10/11, ông Lê Bá Quý, Giám đốc Ban Quản lý dự án điện Nhơn Trạch 3&4 cũng cho biết, đến thời điểm này, PV Power và Công ty mua bán điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam-EVN) đã thống nhất các nội dung và ký tắt Dự thảo Hợp đồng Mua bán điện và trình lên EVN.
Tuy nhiên, EVN hiện có một số ý kiến về giá cố định, giá vận hành và bảo dưỡng (O&M), giá biến đổi, sản lượng hợp đồng và điều khoản khác nên Hợp đồng PPA vẫn chưa được ký kết. Điều này dẫn đến Hợp đồng GSA cũng chưa thể được ký kết. Vì vậy, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án điện Nhơn Trạch 3&4 đã nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương và có ý kiến với EVN để Dự án sớm ký hợp đồng PPA, phục vụ thu xếp vốn và mua nhiên liệu cho dự án..
Cùng với vướng mắc trong ký hợp đồng PPA, việc đấu nối với lưới điện quốc gia của dự án Nhơn Trạch 3&4 cũng chưa hoàn thành. Hiện Dự án đường dây đấu nối giải tỏa công suất dự án điện Nhơn Trạch 3&4 có các khó khăn, vướng mắc liên quan đến chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh Đồng Nai, quy hoạch đô thị, thỏa thuận hướng tuyển và đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó tiến độ thi công các đường dây đấu nối cho dự án điện Nhơn Trạch 3&4 có nguy cơ chậm trễ.
Mặc dù, PV Power/ Ban Quản lý dự án điện Nhơn Trạch 3&4 cùng các bên của EVN như Tổng Công ty truyền tải điện Việt Nam (EVNNPT) đã nỗ lực để tìm phương án giải quyết nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời xóa bỏ để đảm bảo tiến độ cấp điện thử nghiệm và giải phóng công suất. Về lâu dài các vấn đề này cần được giải quyết triệt để nhằm khai thác hiệu quả nguồn điện của dự án.
Cùng với vướng mắc trong ký hợp đồng PPA, việc đấu nối với lưới điện quốc gia của dự án Nhơn Trạch 3&4 cũng chưa hoàn thành. Hiện Dự án đường dây đấu nối giải tỏa công suất dự án điện Nhơn Trạch 3&4 có các khó khăn, vướng mắc liên quan đến chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh Đồng Nai, quy hoạch đô thị, thỏa thuận hướng tuyển và đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó tiến độ thi công các đường dây đấu nối cho dự án điện Nhơn Trạch 3&4 có nguy cơ chậm trễ.
Mặc dù, PV Power/ Ban Quản lý dự án điện Nhơn Trạch 3&4 cùng các bên của EVN như Tổng Công ty truyền tải điện Việt Nam (EVNNPT) đã nỗ lực để tìm phương án giải quyết nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời xóa bỏ để đảm bảo tiến độ cấp điện thử nghiệm và giải phóng công suất. Về lâu dài các vấn đề này cần được giải quyết triệt để nhằm khai thác hiệu quả nguồn điện của dự án.
Cụ thể, với dự án đường dây nhà máy điện Nhơn Trạch 3 – rẽ Mỹ Xuân – Cát Lái đã được điều chỉnh trong Quy hoạch điện VIIL, EVNNPT đang làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai về thủ tục xin chủ trương đầu tư cho dự án, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có ý kiến chấp thuận của tỉnh Đồng Nai. Do đó, công tác xây dựng dự án đường dây đấu nối nhà máy điện Nhơn Trạch 3 vào hệ thống điện quốc gia đang bị chậm tiến độ.
Ngoài ra, hiện UBND huyện Nhơn Trạch mới xác nhận hoàn thành công tác bồi thường được 28,9 ha/37,2 ha. Còn lại khoảng 8,3 ha, Công ty Tin Nghĩa đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa xác nhận về nghĩa vụ tải chỉnh đối chiếu quyết toán với phòng tài chính của huyện Nhơn Trạch theo quy định. Do đó Chủ đầu tư chưa thể hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng thuê đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.
Ông Lê Bá Quý cũng cho biết, chủ đầu tư Ban Quản lý dự án đã có văn bản báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai để có chỉ đạo các Sở, Ban ngành liên quan và Tổng công ty Tín Nghĩa đẩy nhanh hoàn thành các thủ tục để cho thuê đất thực hiện
dự án để đảm bảo cho dự án đi vào phát điện thương mại đúng tiến độ.
Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể gói thầu EPC ước đạt trên 65,6%, dự kiến tiến độ đưa nhà máy vào vận hành phù hợp với Hợp đồng EPC đã ký với Liên danh nhà thầu Samsung C&T và Lilama ngày 14/3/2022.
Theo đó, dự án sẽ nhận điện ngược từ đường dây 220kV vào ngày 31/1/2024; hòa đồng bộ lần đầu nhà máy Nhơn Trạch 3 vào ngày 9/5/2024; hòa đồng bộ lần đầu nhà máy điện Nhơn Trạch 4 vào ngày 7/11/2024; phát điện thương mại Nhơn Trạch 3 vào ngày 15/11/2024; phát điện thương mại Nhơn Trạch 4 vào ngày 15/5/2025.
30-08-2023
Theo TTXVN
Copy link
Link bài gốc
https://news.vnanet.vn/?created=7%20day&keyword=Code%3A%277074199%27&qcode=-1