|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ecuador có thể vượt Ấn Độ trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới

16:16 | 02/10/2018
Chia sẻ
Việc sử dụng máy cung cấp thức ăn tự động cho tôm còn hạn chế, trong khi tốc độ tăng mật độ nuôi tôm ở Ecuador còn thấp. Điều này có nghĩ sản xuất tôm ở nước này sẽ bùng nổ. Trong ngắn hạn, sản lượng tôm của Ecuador năm 2018 được dự đoán có thể đạt khoảng 500.000 tấn.
ecuador co the vuot an do tro thanh nuoc san xuat tom lon nhat the gioi Người nuôi tôm Ấn Độ gặp khó do giá tôm giảm và thuế nhập khẩu artemia tăng

Ecuador có thể sản xuất 700.000 tấn tôm trong vài năm tới và vượt Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới, theo ông John Sackton biên tập viên của trang trực tuyến Seafood News.

Tại Hội nghị Dự báo Toàn cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản (GOAL) diễn ra tuần trước, các chuyên gia dự báo rằng sản xuất tôm Ecuador và Việt Nam có thể vượt Ấn Độ, Undercurrent News đưa tin.

Ông John Sackton cho rằng hiện tại việc sử dụng máy cung cấp thức ăn tự động cho tôm còn hạn chế, trong khi tốc độ tăng mật độ nuôi tôm ở Ecuador còn thấp. Điều này có nghĩ sản xuất tôm ở nước này sẽ bùng nổ. Trong ngắn hạn, John Sackton dự đoán rằng sản lượng tôm của Ecuador năm 2018 đạt khoảng 500.000 tấn.

Ông John Sackton nhận định, ngành sản xuất tôm của Ecuador vẫn đang phát triển và còn rất nhiều dư địa. Việc sử dụng máy cho ăn tự động sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát lượng thức ăn của tôm sao cho hợp lý nhất. Công nghệ này đã được áp dụng phổ biến tại nhiều nước châu Á nhằm giảm thiếu hội chứng tôm chết sớm (EMS).

ecuador co the vuot an do tro thanh nuoc san xuat tom lon nhat the gioi
Ecuador có thể vượt Ấn Độ trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới

Thái Lan là một ví dụ điển hình khi việc sản xuất trở nên hiệu quả sau khi kiểm soát được hội chứng EMS. Trước đó, năng suất chỉ đạt khoảng 14 tấn tôm/ha với tổng diện tích là 45.000 ha. Nhưng đến nay, mặc dù diện tích nuôi tôm giảm xuống 10.000 ha nhưng năng suất đã được nâng lên 34 tấn/ha.

“EMS là động lực chính để thay đổi ngành công nghiệp nuôi tôm, khi người nông dân bắt đầu tập trung nhiều hơn vào vệ sinh ao và chất lượng nước”, ông John Sackton nói.

Thực tế, một trong những rủi ro lớn nhất mà nông dân phải đối mặt trong năm 2019 không phải là bệnh dịch mà là giá thấp do nguồn cung lớn.

Tuy nhiên, đối với Ấn Độ, sản lượng tôm nước này có thể giảm mạnh hơn dự đoán trong năm 2018. Mặc dù nước này tăng số lượng ao nhưng không cải thiện công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả nuôi nên sản lượng tôm có thể giảm xuống dưới 600.000 tấn.

Đối với Ecuador, rủi ro lại đến từ thị trường Trung Quốc khi ngành công nghệ sản xuất tôm nước này đang phục hồi mạnh. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của Ecuador do sản lượng nội địa không đáp ứng nhu cầu trong nước.

Năm 2018, sản lượng tôm của Trung Quốc có thể chỉ đạt 520.000 tấn so với mức 567.000 tấn năm 2017 và 789.000 tấn năm 2015.

Ngoài ra Siêu vi khuẩn hồng cầu tôm hồng cầu (Shrimp hemocyte iridescent virus - SHIV), được coi là một rủi ro lớn khác. SHIV được cho là lây lan ở Trung Quốc và được mệnh danh là "sát thủ" tôm đã có mặt ở các quốc gia khác.

Ông Trần Hữu Lộc - người sáng lập Phòng nghiên cứu bệnh học thủy sản Shrimpvet cho hay: “Ở Ấn Độ hiện nay, tỷ lệ sống sót có thể đạt 60%, thực tế đã có thể cao hơn nhiều, tuy nhiên tình trạng này chủ yếu do bệnh do vi khuẩn”.

Bất chấp mối đe dọa của SHIV và các bệnh khác, dự báo của GOAL về sản xuất tôm toàn cầu trong vài năm tới vẫn tích cực, Việt Nam không ngoại lệ.

Việt Nam dự kiến sản xuất 600.000 tấn vào năm 2018, tăng lên 700.000 tấn vào năm 2020, theo dự báo của GOAL.

Trong loạt hội thảo về nuôi trồng thủy sản gần đây, hay Hội nghị bàn tròn Nuôi trồng thủy sản (TARS) tại Chang Mai, Thái Lan, ông Robins McIntosh - Đại diện kinh doanh mảng nông nghiệp của Tập đoàn Thái Lan Charoen Pokphand Foods (CP Foods) đã nói về SHIV ở Trung Quốc, nhưng cũng cho biết sản lượng của Việt Nam đang tăng mạnh mặc dù dự báo của ông ít lạc quan hơn GOAL.

Xem thêm

Đức Quỳnh