Dù đối đầu với Washington trong thương chiến, Trung Quốc vẫn không muốn làm phật lòng doanh nghiệp Mỹ
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại 16 tháng trước, một cuộc tranh luận nổ ra ở Bắc Kinh về cách Trung Quốc nên đáp trả.
Một quan điểm là chính phủ nên sử dụng kiểu phản ứng "ăn miếng trả miếng" để gây ra nỗi đau cho các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc.
Lập luận khác là thay vì trừng phạt các công ty nước ngoài - đặc biệt là doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc nên đối xử tốt hơn với họ, để cố gắng và kéo họ về phía Trung Quốc trong tranh chấp.
Chủ tịch Trung Quốc chủ trương không gây tổn thương cho giới doanh nghiệp Mỹ dù Bắc Kinh đang đối đầu với Washington trong thương chiến. Ảnh: SCMP
Không muốn tỏ ra yếu thế, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đáp trả thuế quan của Trump với thuế quan của ông. Nhưng về mặt ngôn từ, ông đã chọn kiểu tấn công quyến rũ không đối đầu, theo hai nguồn tin biết về cuộc tranh luận chính sách.
Thay vì trừng phạt các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã cố gắng an ủi và trấn an họ, hứa hẹn sự tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường Trung Quốc khổng lồ, một sân chơi bình đẳng và vai trò hạn chế của nhà nước trong các hoạt động kinh tế hàng ngày.
"Nếu Trung Quốc trừng phạt các doanh nghiệp Mỹ, nó sẽ chỉ giúp nhóm 'diều hâu thương mại' ở Washington, những người đang cố gắng tách rời Trung Quốc khỏi phần còn lại của thế giới", một quan chức chính phủ Trung Quốc, người từ chối nêu tên vì ông không được phép nói chuyện với giới truyền thông. "Trung Quốc chắc chắn sẽ không bước vào cái bẫy đó".
Sự trấn an các nhà đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh sẽ đạt đến một đỉnh cao mới vào tuần tới khi ông Tập phát biểu tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải trong năm thứ hai liên tiếp.
Giới quan sát dự đoán ông sẽ nhắc lại câu thần chú của chính phủ rằng cửa Trung Quốc sẽ chỉ mở rộng hơn và sẽ công bố các sáng kiến chính sách mới để giúp các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa của Trung Quốc với 1,4 tỷ người tiêu dùng.
Những cam kết mới sẽ bổ sung vào một danh sách dài các biện pháp mà chính phủ thiết kế để thuyết phục các nhà đầu tư toàn cầu rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn mở cho doanh nghiệp.
Trung Quốc đã hứa nâng, và cuối cùng xóa bỏ, giới hạn sở hữu nước ngoài trong các tổ chức tài chính trong nước và các công ty xe hơi.
Bắc Kinh đã nhanh chóng chấp thuận cho Tesla sản xuất ô tô điện trong nhà máy hoàn toàn mới do hãng sở hữu ở Thượng Hải. Chính phủ cũng sẽ ban hành một loạt luật và quy định mới, với cam kết đối xử công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Peter Quinter, một cổ đông và luật sư hải quan của công ty luật GrayRobinson (Mỹ) nhận định rằng sẽ là sai lầm khi mong đợi Trung Quốc cung cấp những thứ các nhà đầu tư muốn như thể chúng ta sẽ đặt một bánh hamburger ở một quán McDonald's trên đường.
"Ở Trung Quốc, tiến bộ trong hệ thống kinh tế trong 30 năm qua là điều kỳ diệu của thế giới, ông Qu Quinter tiếp tục nói.
Quan điểm cho rằng Trung Quốc nên phát triển hệ thống pháp lý, chính trị và kinh tế giống hệt Mỹ, theo ông, là một cách không hiểu biết để phân tích Trung Quốc và thế giới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/