|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đồng sáng lập Grab Tan Hooi Ling lọt top nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2019 của Forbes

17:12 | 24/09/2019
Chia sẻ
Với việc giúp Grab gọi vốn thành công 4,5 tỉ USD trong năm 2019, đồng sáng lập Grab, bà Tan Hooi Ling đã có tên trong danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2019.

Forbes mới đây đã công bố danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Trong đó xếp ở vị trí thứ 8 là Tan Hooi Ling, đồng sáng lập Grab. 

Kể từ khi cùng Anthony Tan sáng lập Grab vào năm 2012, bà đã giúp "kì lân" Singapore gọi vốn thành công 9 tỉ USD. 

Gần một nửa trong số 9 tỉ USD kể trên được huy động vào tháng 3 năm nay, chủ yếu từ Quĩ Vision của SoftBank, Alibaba và Microsoft, qua đó đưa giá trị công ty lên 14 tỉ USD. Trước đó, mục tiêu của đợt gọi vốn Series H này chỉ là 2 tỉ USD.

grab

Bà Tan Hooi Ling có tên trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2019.

Với vai trò Giám đốc hoạt động, bà Tan Hooi Ling chịu trách nhiệm phát triển thị phần của tại 8 nước và 336 thành phố mà Grab đã đặt chân. Tháng 3/2018, Grab đã mua lại thị phần của Uber tại Đông Nam Á sau thương vụ "tỉ USD", theo Uber công bố.

Uber sẽ chiếm 27,5% cổ phần của Grab và CEO Dara Khosrowshahi sẽ ngồi một ghế trong Hội đồng quản trị Grab. Thương vụ sáp nhập khiến Grab rộng đường chiếm lấy thị trường Indonesia (lớn nhất Đông Nam Á). 

Theo khảo sát từ công ty ABI, thị phần xe của Grab tại Indonesia đã tăng từ 30% (đầu năm 2017) lên tới 60% sau khi sáp nhập.

Về Tan Hooi Ling, bà đã từng học kĩ sư cơ khí tại đại học Bath, vương quốc Anh khi bố của bà cũng là một kĩ sư cùng ngành. Sau một năm làm kĩ sư thiết bị tại hãng dược Eli Lily ở London, bà trở về Malaysia và làm việc cho công ty tư vấn McKinsey trước khi nhận tài trợ học bổng sang Havard.

Tại Havard, Tan Hooi Ling gặp gỡ nhà sáng lập Grab Anthony Tan trên giảng đường năm 2011. Từ đó, hai người quyết tâm phát triển Grab, thậm chí từng có lúc phải di chuyển về Kuala Lumpur để phát triển đội nhóm.

Anthony Tan

Bà Tan Hooi Ling và ông Anthony Tan (phải). (Nguồn: The Straits Times)

Mục tiêu của Tan Hooi Ling là giúp Grab chắc chân ở thị trường gọi xe trị giá 25 tỉ USD tại châu Á. Đồng thời với đó Grab cũng muốn chiếm phần trong chiếc bánh 500 tỉ USD lĩnh vực cung cấp giái pháp thanh toán tại châu Á.

Grab đang nỗ lực xin giấy phép ngân hàng điện tử tại Singapore trong năm nay. Đây là lần đầu tiên Singapore cấp phép cho loại hình hoạt động này và chỉ giới hạn ở 5 công ty.

Năm ngoái, Grab đã kí thỏa thuận với công ty Credit Saigon của Nhật Bản để cung cấp dịch vụ cho vay. Sau đó, kì lân Singapore tiếp tục hợp tác với MasterCard để mở thêm các dịch vụ trả trước cho khách hàng.

Không dừng lại ở Fintech (tài chính số), Grab sẽ "lấn sân" sang cả dịch vụ video, đặt vé du lịch và chăm sóc sức khỏe trên toàn châu Á.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Quý

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.