|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh thu Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đạt 50.120 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019

16:10 | 17/07/2019
Chia sẻ
Thông tin về lợi nhuận chưa được lãnh đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn công bố. Bên cạnh đó, khối lượng sản xuất 6 tháng ước đạt là 3,38 triệu tấn.

Ngày 15/7/2019, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) đã công bố hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Tổng Giám đốc Lọc hóa dầu Bình Sơn Bùi Minh Tiến cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, tất cả các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu và nộp NSNN của BSR đều vượt kế hoạch 6 tháng và đạt hơn 50% kế hoạch cả năm 2019.

Theo TGĐ Lọc hóa dầu Bình Sơn, khối lượng sản xuất 6 tháng ước đạt là 3,38 triệu tấn; tổng doanh thu đạt 50.120 tỉ đồng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 4.872 tỉ đồng. Chi phí sản xuất xuất (tính đến hết tháng 5/2019) giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2018. Hệ số tiêu hao dự kiến là 1,081 tấn dầu thô/tấn sản phẩm thấp hơn so với định mức (1,090) và kế hoạch năm (1,082).

Dù vậy, Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn chưa công bố con số lợi nhuận ước thực hiện trong quí II/2019 và 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, cổ phiếu Lọc hóa dầu Bình Sơn liên tục sụt giảm kể từ cuối tháng Năm khiến các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng. 

Trước đó, Lọc hóa dầu Bình Sơn công bố kết quả kinh doanh quí I/2019 với doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 23.070 tỉ đồng và 607 tỉ đồng. Quí IV/2018, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã phải ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 1.000 tỉ đồng khiến các nhà đầu tư thất vọng.

Sau IPO, hoạt động kinh doanh của Lọc hóa dầu Bình Sơn đã giảm rất nhiều so với những con số được công bố trước đó.

Cổ phiếu BSR đã bốc hơi 65% kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên UpCoM. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/7, BSR chốt ở mức giá 11.800 đồng/cp.

BSR2

Cổ phiếu BSR giảm miệt mài kể từ khi lên sàn UpCoM (nguồn: Vndirect)

Hoàng Trung

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.