|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Công ty dịch vụ hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lỗ 6 tháng vì hụt thu cổ tức

19:52 | 23/07/2021
Chia sẻ
Kết quả này khác xa so với dự báo của Tổng Giám đốc tại Đại hội đồng cổ đông thường niên khi ước lãi trước thuế 6 tháng là 9 tỷ đồng.
Công ty của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn báo lỗ 6 tháng vì hụt thu cổ tức - Ảnh 1.

Cửa hàng Sasco tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Minh Hằng).

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco - Mã: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu thuần tăng 57% so với cùng kỳ lên 94 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả này chỉ cao hơn so với nền thấp của quý II/2020 vì dịch bệnh.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm mạnh 81% về 23 tỷ đồng phần lớn do hụt thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia. 

Kết quả cả quý, Sasco báo lỗ 14 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 36 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên doanh nghiệp của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn báo lỗ kể từ khi niêm yết.

Doanh nghiệp cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã khiến số lượng khách nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất sụt giảm mạnh, các chuyến bay thương mại quốc tế vẫn tạm ngừng khai thác, kéo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đi xuống.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của Sasco đạt 202 tỷ đồng, giảm 65%. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế chuyển từ trạng thái có lãi sang lỗ 2 tỷ. Kết quả này khác xa so với dự báo của Tổng Giám đốc tại Đại hội đồng cổ đông thường niên khi ước lãi trước thuế 6 tháng là 9 tỷ đồng.

Theo kế hoạch năm 2021, tổng doanh thu thuần của Sasco mục tiêu đạt 964 tỷ đồng và lãi trước thuế 17 tỷ đồng.

Công ty của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn báo lỗ 6 tháng vì hụt thu cổ tức - Ảnh 2.

Tổng tài sản của Sasco tính đến cuối quý II là 1.623 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm, chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm. Tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng dưới một năm trữ hơn 495 tỷ đồng, bằng 30% tổng tài sản.

Công ty kinh doanh hàng miễn thuế này đi vay chỉ 3,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu tính đến cuối tháng 6 là 1.418 tỷ đồng, chủ yếu là vốn góp và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có 80 tỷ đồng.

Mỹ Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.