CNBC: Sự bị quan về nền kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất trong gần 7 năm
CNBC: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu |
Những căng thẳng thuế quan không phải là điều duy nhất ảnh hưởng tiêu cực tới các ưu điểm của thị trường, giới đầu tư cũng thấy rủi ro gia tăng từ cả sự suy thoái chung ở Trung Quốc, cũng như các ngân hàng trung ương cuối cùng đã đóng cửa các khoản tiền sau nhiều năm sử dụng chính sách tiền tệ siêu thích ứng.
Nhìn chung, sự bi quan về nền kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, theo cuộc khảo sát nhà quản lý quỹ cho tháng 9 của Ngân hàng Merrill Lynch. Theo đó, 24% người tham gia khảo sát dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại trong 12 tháng tới, tăng mạnh từ mức 7% của tháng trước đó.
Lo ngại đang thể hiện trên những chuyển dịch của danh mục đầu tư, với tiền mặt đạt 5,1%, mức phân bổ cao nhất trong 18 tháng.
"Các nhà đầu tư, đang nắm giữ nhiều tiền mặt hơn, nói với chúng tôi rằng họ đang 'tách rời' bi quan trong tăng trưởng và một nước Mỹ có triển vọng tích cực", ông Michael Hartnett, chuyên gia phân tích lược đầu tư trưởng của BofAML, cho biết trong một tuyên bố. "Các nhà quản lý quỹ đang gợi ý rằng, họ đang bắt đầu đặt cược vào một Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cứng rắn hơn".
Ảnh: AFP/Getty Images. |
Sự chuyển dịch sang tiền mặt và tài sản tương đương là đáng kể.
Các quỹ thị trường tiền tệ đang nắm giữ 2.840 tỷ USD trong tháng 7, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Viện Nghiên cứu Công ty Đầu tư. Quỹ tương hỗ chịu thuế có tài sản 3.460 tỷ USD, tăng 12 tháng 5,7%.
"Sự tách rời" nói về cách Mỹ duy trì mức tăng trưởng kinh tế vượt qua hầu hết các nước phát triển. GDP tăng 4,2% trong quý II và dự án Atlanta Fed tăng 4,4% trong quý III. Tuy nhiên, cuộc khảo sát kinh tế cập nhật nhanh của CNBC chỉ ra mức tăng ở 3,2%.
48% người được hỏi nghĩ rằng xu hướng tách rời sẽ dừng lại vì nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc phù hợp với các quốc gia láng giềng. Một phần của xu hướng đó tập trung vào niềm tin rằng, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng và lạm phát có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết ảnh hưởng đến các nhà đầu tư vào chứng khoán Mỹ.
Phân bổ đối với thị trường Mỹ tăng 2 điểm phần trăm lên 21%, mức nhất kể từ tháng 1/2015. Chứng khoán Mỹ là thị trường được ưa chuộng nhất toàn cầu trong tháng thứ hai liên tiếp; phân bổ cho các cổ phiếu toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng.
Điều này diễn ra dù lo ngại lớn nhất, với 43% số người được hỏi, là cuộc chiến thương mại. Mỹ và Trung Quốc đang trả đũa lẫn nhau khi Nhà Trắng áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD và Trung Quốc đáp trả với thuế quan đánh lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ, dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
18% người tham gia khảo sát lo ngại về sự suy yếu của Trung Quốc, trong khi 15% lựa chọn "thắt chặt định lượng", một sự đảo ngược của chương trình nới lỏng định lượng.
Xem thêm |