|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chuyển giao công nghệ (Technology transfer) là gì? Các loại hình chuyển giao công nghệ

17:29 | 09/08/2019
Chia sẻ
Chuyển giao công nghệ (tiếng Anh: Technology transfer) là quá trình chuyển giao các công nghệ để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng. Có nhiều loại chuyển giao công nghệ, dựa vào các tiêu chí khác nhau.
shutterstock_5995333281557378431759

Hình minh họa: Chuyển giao công nghệ (Nguồn: Technology Services News).

Chuyển giao công nghệ (Technology transfer)

Chuyển giao công nghệ - danh từ, trong tiếng Anh được dịch là Technology transfer.

Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, vì vậy, nó được mua - bán trên thị trường như một hàng hóa. Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một qui trình hoặc các kĩ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh.

Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006, "Công nghệ là giải pháp, qui trình, bí quyết kĩ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm."

Chuyển giao công nghệ là cách thức để công nghệ được ứng dụng vào thực tế cuộc sống, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu công nghệ, đồng thời thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới.

WIPO cho rằng: chuyển giao công nghệ là sự chuyển giao kiến thức từ người này sang người khác.

Theo Luật chuyển giao công nghệ năm 2006, "Chuyển giao công nghệ là việc chuyển công nghệ từ bên có công nghệ sang bên công nhận công nghệ."

Dù được định nghĩa như thế nào, thì chuyển giao công nghệ cũng có thể hiểu ngắn gọn là việc chuyển công nghệ từ bên có công nghệ sang bên nhận công nghệ. Thực chất chuyển giao công nghệ là quan hệ mua bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Theo đó, bên có công nghệ có nghĩa vụ chuyển giao cho bên nhận công nghệ các phương pháp, qui trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm và bên công nhận công nghệ có nghĩa vụ trả tiền cho bên có công nghệ.

Các loại hình chuyển giao công nghệ

Các loại quan hệ chuyển giao công nghệ

Các loại quan hệ chuyển giao công nghệ được căn cứ vào các tiêu chí khác nhau như sau:

- Dựa vào tính chất chuyển giao công nghệ, có thể chia thành chuyển giao quyền sở hữu công nghệ (bán công nghệ) và chuyển giao quyền sở hữu công nghệ.

- Dựa vào phạm vi địa giới lãnh thổ diễn ra hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ được chia thành: chuyển giao công nghệ trong nước, chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào.

Các loại hình chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển

Ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, các loại hình chuyển giao công nghệ thường được sử dụng là:

- Mua hoặc cấp phép sử dụng công nghệ đã được phát triển dưới hình thức sáng chế, sản phẩm hoặc bí quyết công nghệ trọn gói;

- Mua trực tiếp máy móc, thiết bị;

- Chuyển giao công nghệ toàn bộ như xây dựng nhà máy, xí nghiệp ở nước ngoài, hoạt động dưới hình thức công ty liên doanh hoặc đa quốc gia;

- Đào tạo nhân sự ở nước ngoài;

- Thiết lập các trung tâm chuyên môn về chuyển giao công nghệ, chủ yếu để đào tạo nhân sự;

Thiết lập các cơ sở đào tạo, nghiên cứu phát triển, cung cấp các dịch vụ tư vấn trong nông nghiệp tại các nước đang phát triển... (Theo Giáo trình Pháp luật Sở hữu Trí tuệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.