Các công ty kinh doanh tôm hàng đầu Việt Nam bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình trạng thiếu tôm có thể xảy ra trong nửa cuối năm nay do nông dân trì hoãn việc thả giống vì lo sợ đại dịch virus corona ảnh hưởng tới xuất khẩu.
Theo một cuộc thăm dò của Undercurrentnews, hơn 80% các Giám đốc điều hành trong ngành thủy sản Trung Quốc dự đoán Trung Quốc sẽ giảm NK thủy sản trong năm 2020.
Quí I/2020, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng tốt nhất trong top 5 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong khi Nhật Bản vươn lên là thị trường số 1 nhập khẩu tôm Việt.
TS Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN nhận định giá tôm cũng sẽ khá ổn, cơ bản do cung giảm. Nếu giá có giảm, sẽ không nhiều nhưng xu thế giá tăng là xu thế mạnh hơn.
Dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 116.000 tấn tôm trong hai tháng đầu năm 2020, trong đó xuất khẩu từ Ecuador vẫn tăng bất chấp tác động của đại dịch COVID-19.
Từ đầu vụ đến nay, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là hơn 4.240 ha tại 28 xã, thị trấn thuộc 8/9 huyện, thành phố có nuôi tôm nước lợ.
Loại virus có tên Div-1 đã ảnh hưởng tới hơn 1/4 lượng tôm tại Quảng Đông, trung tâm nuôi tôm của Trung Quốc và có nguy cơ lây nhiễm rộng gây chết tôm hàng loạt.
Theo một văn bản mới công bố của Chính phủ Trung Quốc, một loạt các quy định mới về đội tàu đánh bắt ngoài khơi của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4 sẽ tăng cường sự minh bạch hơn về đội tàu và trấn áp các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Số đơn đặt hàng từ Mỹ, thị trường hải sản lớn nhất của Ấn Độ, đã giảm một nửa kể từ khi virus corona lây lan và các lệnh phong tỏa. Điều này cũng khiến cho việc sản xuất hải sản tươi sống ở Odisha bị đình trệ.
Ngày 7/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn gửi Bộ Tài chính góp ý cho Dự thảo Nghị định gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và các đối tượng chịu tác động của dịch COVID-19.
Những ngày gần đây, giá tôm nguyên liệu, nhất là tôm sú biến động rất mạnh, làm hàng trăm ngàn hộ dân nuôi tôm vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng “thấm đòn” khi hàng xuất khẩu không được, hàng tồn kho ngày càng nhiều.