Bản hướng dẫn của FAO về quyền con người trong nghề cá vẫn chưa thể ra mắt
Các nước đã lùi dự thảo hướng dẫn trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị thuỷ sản do Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) phát triển, vẫn đề này lần đầu tiên được đưa ra trong hội nghị được tổ chức vào tháng 11 tại Vigo, Tây Ban Nha.
Do đó, FAO dành thêm 1 năm nữa để tạo ra một văn bản ứng dụng sẽ thuyết minh rõ ràng hơn những vấn đề cần được đưa vào bản hướng dẫn.
Trong khi đó, việc lạm dụng lao động vẫn đang tiếp diễn trên các tàu đánh cá và nhiều công nhân trên khắp thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn, một vấn đề phức tạp do sự gián đoạn về sức khoẻ và kinh tế do đại dịch Covid-19.
Bản hướng dẫn này nhằm cung cấp tiêu chuẩn về nhân quyền cho 50 triệu lao động thuỷ sản trên toàn cầu bằng cách đưa ra các nguyên tắc cốt lõi liên quan đến phẩm giá vốn có của tất cả các cá nhân, loại bỏ cưỡng bức lao động, đối xử công bằng cho tất cả mọi người, công bằng giới, lao động trẻ em, và quyền của lao động nhập cư.
Sáu phụ lục đã được lập ra để giải quyết các vấn đề cụ thể hơn của ngành thuỷ sản – nuôi trồng, đánh bắt công nghiệp, đánh bắt quy mô nhỏ, chế biến, phân phối và bán lẻ.
Các nước đã thông qua ý tưởng hướng dẫn tự nguyện vào năm 2017 tại cuộc họp của tiểu ban Thương mại Thuỷ sản thuộc Uỷ ban Nghề cá (COFI) của FAO.
Vào năm 2018, các nước đã trao cho FAO một nhiệm vụ chính thức là xây dựng bản hướng dẫn, và tổ chức này đã bắt đầu một quy trình tham vấn các bên liên quan trên phạm vi rộng, cả trực tuyến và trực tiếp tại các hội nghị khu vực trên toàn thế giới.
FAO đã làm việc chặt chẽ với ngành công nghiệp, hiệp hội, đoàn thể và các bên liên quan khác. Sau đó, vào tháng 11/2019 quy trình này đã bị trật bánh.
Năm 2018, các tổ chức nghề cá quốc gia ủng hộ ý tưởng triển khai hướng dẫn để giúp các DN đóng khung suy nghĩ của họ về trách nhiệm xã hội, miễn là hướng dẫn này vẫn mang tính tự nguyện.
Nhưng khi dự thảo hướng dẫn được trình bày tại hội nghị được tổ chức năm ngoái tại Vigo, các tổ chức nghề cá đã cảm thấy bản dự thảo này đã vượt quá mức quy định.
Các quốc gia hiện đang đặt câu hỏi tại sao lại cần một bản hướng dẫn khác cho thủy sản, đặc biệt là vì Công ước về Lao động Nghề cá (C188) của Tổ chức Lao động Quốc tế đã giải quyết các điều kiện trên tàu cá. Tuy nhiên, chỉ có 18 nước đã phê chuẩn công ước này.
Bản hướng dẫn của FAO sẽ được trình bày tại cuộc họp tiếp theo của Tiểu ban COFI về Thương mại Thủy sản vào năm 2021 sẽ nêu rõ các mục tiêu của bản hướng dẫn, và những điều nên và không nên đưa vào.