|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tôm có thể giảm trong năm 2020 do COVID-19

12:36 | 20/04/2020
Chia sẻ
TS Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN nhận định giá tôm cũng sẽ khá ổn, cơ bản do cung giảm. Nếu giá có giảm, sẽ không nhiều nhưng xu thế giá tăng là xu thế mạnh hơn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản, TS Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN cho biết  COVID-19 có tác động cơ bản giá tôm trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, người nuôi thuỷ sản của Việt Nam nhiều kinh nghiệm và năng động trong thả nuôi. Họ có thể dừng thả nuôi tôm, chuyển qua nuôi thuỷ sản khác nếu thấy nuôi tôm không hiệu quả. 

“Tuy nhiên, nhận xét chung dù COVID-19 tác động kéo dài bao lâu, giá tôm cũng sẽ khá ổn, cơ bản do cung giảm. Nếu giá có giảm, sẽ không nhiều nhưng xu thế giá tăng là xu thế mạnh hơn”, ông Lực nhận định.

Theoo ông Lực nếu COVID-19 kéo dài đến cuối năm, một số người dân, không nhỏ, kéo dài thời gian phải ở nhà, dẫn đến sức tiêu thụ càng giảm, kể cả thực phẩm thiết yếu. Vì hạn chế thu nhập, người dân phải tiết kiệm mọi chi tiêu.

Nếu COVID-19 được giải quyết cơ bản cuối quý II, kinh tế thế giới sẽ hồi phục nhanh vì sự phấn khởi vượt qua đại nạn. Sự phấn khởi đó có thể như cái lò xo ở một số ngành kinh tế. Và có thể lan toả qua lĩnh vực tiêu dùng, coi như bù đắp thời gian dài bị đè nén, dù thu nhập chưa hồi phục ngay.

Ông Lực nhận định kịch bản nào cho giá tôm trong nước năm 2020 phụ thuộc vào diễn biến COVID-19 và thời tiết sắp tới đây. Theo dự báo, thông lệ hàng năm, tới đầu mùa mưa thời tiết luôn chuyển mát dịu, tác động tích cực tới sự sinh trưởng tôm nuôi. Như vậy, yếu tố COVID-19 trở thành mối quan tâm nhiều nhất.

COVID-19 kéo dài, sức cầu giảm, giá tôm không tăng nhưng cũng không giảm nhiều vì mức cung chung giảm.

COVID-19 ổn thoả trong quý II, nhu cầu tôm trở lại bình thường, giá tôm sẽ tăng theo.

Ông Lực nhận định hiện nay do dịch bệnh đầu vụ do thời tiết và tình hình COVID-19 khiến việc thả giống tôm nuôi chậm lại. Điều này khiến giá tôm trong nước sẽ biến động hình sin do thiếu hụt cục bộ, nhất là giai đoạn từ tháng 5 tới sẽ thiếu nguồn cung do hiện nay thả giống nuôi chậm.

Nếu tình huống COVID-19 được khống chế sớm, giá tôm trong nước sẽ tăng mạnh hơn các nước, do trình độ chế biến của ta cao. Điều này dẫn tới nhiều sản phẩm vào được các hệ thống phân phối cấp cao, giá cả tốt. Nhà chế biến và người nuôi có thể chia sẻ nhau.

Nếu tình huống COVID-19 kéo dài, người nuôi sẽ giảm việc thả giống nuôi. Mức cung trong nước sẽ giảm, dẫn đến giá cả nếu có giảm, cũng chỉ giảm nhẹ vì mức cung chung đã giảm.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.