|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19

16:33 | 08/04/2020
Chia sẻ
Số đơn đặt hàng từ Mỹ, thị trường hải sản lớn nhất của Ấn Độ, đã giảm một nửa kể từ khi virus corona lây lan và các lệnh phong tỏa. Điều này cũng khiến cho việc sản xuất hải sản tươi sống ở Odisha bị đình trệ.

Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu bởi dịch COVID – 19 khiến các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu của ngành này rơi vào khoảng 7 tỉ USD mỗi năm.

Xuât khẩu sang Mỹ đã giảm hơn 50% kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát và khiến cả Ấn Độ đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh.

Ấn Độ là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Mỹ với khối lượng 280.000 tấn mỗi năm, đóng góp tới 40% lượng tôm nhập khẩu của quốc gia này.

Hiện nay, Ấn Độ cũng đang không nhận được những đơn đặt hàng đến từ các thị trường trọng điểm khác như Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam và Nhật Bản.

Một nhà xuất khẩu tại Odisha cho biết: “Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, chúng tôi không nhận được đơn đặt hàng từ các thị trường chính. Các nhà xuất khẩu thủy sản đang rất cố gắng hoàn thành các đơn hàng từ trước đó. Thậm chí một số đơn đặt trước đã bị hủy do các quốc gia rất lo ngại sự lây lan của virus".

Sản xuất hải sản tươi tại Odisha đã bị tạm dừng kể từ khi lệnh phong toả trên cả nước được tuyên bố vì chính phủ không cho phép các nhà máy chế biến hoạt động. 

Chỉ còn các cơ sở bảo quản đông lạnh được phép hoạt động. Thêm vào đó, sự thiếu hụt lao động đã khiến hoạt động sản xuất bị ngắt quãng. Điều này có nghĩa rằng các nhà xuất khẩu sẽ phải sử dụng đến lượng hải sản tồn kho dự trữ để xuất ra nước ngoài. Tuy vậy, các nhà xuất khẩu cũng đang rất nhụt chí vì lượng cầu từ các thị trường lớn đang dần dần suy giảm.

Tara Ranjan Patnaik, người sáng lập và chủ tịch công ty Falcon Marine Exports cho biết: “Năm nay sẽ rất tồi tệ cho người xuất khẩu tôm Ấn Độ. Giá tôm đang giảm, nhu cầu thì tụt dốc không phanh, các nỗ lực tạo thuận lợi cho ngành xuất khẩu của chính phủ Ấn Độ đã vấp phải các lệnh phong tỏa của các quốc gia khác, thiếu hụt nhân lực và thiết bị vận chuyển hàng, các nhà xuất khẩu cũng cần làm hoàn thiện nhiều thủ tục giấy tờ, ví dụ như lấy giấy chứng nhận từ Cơ quan phát triển xuất khẩu hải sản (MPEDA)".

Tuy nhiên, MPEDA cũng đã nêu ra ý kiến đối với Trung Quốc, thị trường đóng góp khoảng 13% lượng hải sản xuất khẩu từ Ấn Độ. 

Cơ quan này cho rằng người Trung Quốc đã mua dự trữ hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán, đồng thời các đơn đặt mới thường kéo dài đến trung tuần tháng 2. 

Sự bùng phát của dịch bệnh đã khiến cho ngành này lầm vào tình trạng sản xuất thiếu cả về lượng cầu lẫn nguồn cung. Khi dịch bệnh được kiểm soát, họ hi vọng một tương lai tương sáng hơn cho ngành này. Còn quá sớm để đưa ra những dự báo về mức giá tôm trong tương lai do sự thiếu hụt của các nguyên liệu Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

Theo dữ liệu của Bộ Thương Mại Ấn Độ, xuất khẩu hải sản của quốc gia này đạt giá trị 5,89 tỉ USD từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2020, lớn hơn sao với con số 5.84 tỉ USD vào cùng năm trước. 

Ấn Độ đã ghi nhận sản lượng 0,618 triệu tấn các loại tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn 2018 – 2019, trong đó, sản lượng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2019 rơi vào khoảng 0,61 triệu tấn, vượt qua con số của cùng năm 2018.

MPEDA vẫn đang rất lạc quan vào sản lượng tôm của Ấn Độ trong năm nay, dự kiến sẽ vượt qua cả sản lượng năm 2019. 

Tố Tố

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.