WiGroup cho biết trong quý IV, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng 17,9% so với cùng kỳ, trong đó động lực chính đến từ các NHTM Nhà nước. Bên cạnh đó, đà tăng của nợ xấu đã chậm lại song số lượng các ngân hàng dễ bị tổn thương bởi nhóm này đang tăng lên.
Trong quý cuối năm 2022, nhiều mảng kinh doanh của BaoViet Bank ghi nhận lãi đột biến kéo lợi nhuận thuần từ kinh doanh của ngân hàng đạt gấp ba lần cùng kỳ năm trước.
Nhóm 10 ngân hàng có chỉ số ROA cao nhất năm 2022 bao gồm Techcombank, VPBank, VIB, MB, ACB, MSB, HDBank, TPBank, OCB và SeABank. Tuy nhiên, không có ngân hàng quốc doanh nào lọt vào top 10 bảng xếp hạng này.
Kết thúc năm 2022, kết quả kinh doanh của các ngân hàng cho thấy động lực tăng trưởng lợi nhuận đang có xu hướng giảm dần, nhiều nhà băng ghi nhận tăng trưởng âm trong quý IV khi lợi nhuận từ nhiều mảng kinh doanh sụt giảm.
Chi phí hoạt động tăng mạnh trong khi tổng thu nhập hoạt động sụt giảm và chi phí dự phòng rủi ro tăng là nguyên nhân khiến tăng trưởng lợi nhuận đảo chiều trong năm 2022.
Quý IV/2022, Vietbank ghi nhận lãi trước thuế giảm 53% xuống 113 tỷ đồng do sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận của các mảng kinh doanh. Tuy vậy ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 tăng 2,1% so với năm trước, đạt 649 tỷ đồng.
Năm 2022, lợi nhuận trước thuế Nam A Bank tăng 26,1% so với năm trước do các mảng kinh doanh đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,57% xuống 1,35%.
Lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 9.659 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 54% so với năm trước. Trong đó đóng góp chính vẫn là thu nhập từ lãi với 17.529 tỷ đồng, tăng 13%
Vietcombank công bố lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 đạt 37.358 tỷ đồng, tăng gần 36% so với năm trước và tiếp tục giữ vị trí quán quân về lợi nhuận. Riêng quý IV, lãi trước thuế tăng gần 52% tuy nhiên nhiều mảng kinh doanh ghi nhận lãi thuần giảm.
Trong năm 2022, các mảng kinh doanh chính của VietinBank ghi nhận kết quả tích cực mang về lợi nhuận hơn 21.100 tỷ đồng, ngân hàng cũng tăng chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ thêm hơn 5.700 tỷ đồng.
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.