ChatGPT là gì? Tổng hợp các thông tin về ChatGPT
ChatGPT là một chatbot AI đang làm mưa làm gió toàn cầu. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng ChatGPT sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho mọi người, giúp cuộc sống dễ dàng hơn nhưng nhiều người khác lại tỏ ra bất an.
Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về công cụ ChatGPT sau đây để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về công nghệ chatbot AI hiện đại này:
Giới thiệu tổng quan về ChatGPT
ChatGPT được ra mắt dưới dạng nguyên mẫu vào ngày 30/11/2022 và nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người nhờ vào cách mà công cụ này đưa ra các câu trả lời chi tiết và rõ ràng trên nhiều lĩnh vực kiến thức.
Về cơ bản, ChatGPT là một chatbot AI tiên tiến do OpenAI - một công ty nghiên cứu và triển khai AI đào tạo, tương tác theo cách đàm thoại.
Hình thức định dạng đối thoại đã giúp ChatGPT có thể tương tác một cách thực tế thông qua việc trả lời các câu hỏi, thừa nhận dữ liệu lỗi trong quá trình cung cấp thông tin, chỉnh sửa các cơ sở dữ liệu không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp.
Theo công ty OpenAI, ChatGPT được thiết lập dựa trên mô hình ngôn ngữ công nghệ mạnh mẽ GPT-3.5. Trong đó, GPT là viết tắt của Generative Pre-Trained Transformer, một mạng thần kinh phức hợp dựa trên khái niệm mang tính cách mạng “Attention concept”.
Bản phát hành nghiên cứu hôm nay của ChatGPT là bước mới nhất trong quá trình triển khai lặp đi lặp lại của OpenAI đối với các hệ thống AI ngày càng an toàn và hữu ích.
Nhiều bài học kinh nghiệm từ việc triển khai các mô hình trước đó như GPT-3 và Codex đã cung cấp thông tin về các biện pháp giảm thiểu an toàn áp dụng cho bản phát hành này, bao gồm cả việc giảm đáng kể các kết quả đầu ra có hại và không trung thực đạt được bằng cách sử dụng phương pháp học tăng cường từ phản hồi của con người (RLHF).
Những điểm hạn chế của công cụ ChatGPT
Bên cạnh những tính năng hiện đại và cách xử lý thông tin thông minh, ChatGPT cũng có những điểm hạn chế như sau:
- Đôi khi công cụ này sẽ viết những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng thông tin không mang tính chính xác hoặc vô nghĩa.
- ChatGPT khá nhạy cảm với các điều chỉnh đối với cụm từ đầu vào hoặc thử nhiều lần cùng một lời nhắc. Ví dụ: Với một cụm từ của câu hỏi, mô hình có thể tuyên bố là không biết câu trả lời, nhưng khi được cung cấp một cụm từ nhỏ, công cụ có thể sẽ đưa ra câu trả lời chính xác.
- Mô hình này thường khá dài dòng và lạm dụng một số cụm từ nhất định. Những vấn đề này phát sinh từ những sai lệch trong dữ liệu đào tạo và các vấn đề tối ưu hóa quá mức nổi tiếng.
- Mô hình sẽ hỏi những câu hỏi để làm rõ khi người dùng đưa ra một truy vấn không rõ ràng, thay vì dự đoán ý định của người dùng.
- Hiện, công ty OpenAI đang sử dụng API kiểm duyệt để cảnh báo hoặc chặn một số loại nội dung không an toàn và từ chối các yêu cầu không phù hợp, nhưng đôi khi công cụ ChatGPT sẽ cung cấp các hướng dẫn có hại hoặc thể hiện hành vi thiên vị.
Hướng dẫn cách sử dụng công cụ ChatGPT
Hiện nay, công cụ ChatGPT vẫn chưa khả dụng tại Việt Nam, vì vậy nếu muốn trải nghiệm sớm, người dùng phải thỏa hai điều kiện là chuyển địa chỉ IP hiện tại sang một quốc gia khác khả dụng với ChatGPT (chẳng hạn dùng phần mềm VPN chuyển IP sang Mỹ) và phải có số điện thoại tại quốc gia khả dụng với ChatGPT để đăng ký tài khoản và sử dụng ChatGPT tại Việt Nam.
Sau khi hoàn tất đăng ký, ở phần mục đích sử dụng, người dùng cần click chọn ô “I'm exploring personal use” hoặc truy cập trực tiếp link https://chat.openai.com để trải nghiệm chatbot AI này.
Về phần ngôn ngữ, chương trình sẽ được thiết lập theo tùy chọn của người dùng và dù chưa mở đăng ký ở Việt Nam, hệ thống ChatGPT vẫn có lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Việt.
Cách sử dụng công cụ ChatGPT:
Bước 1: Nhấn chọn “New Chat” để mở giao diện chat với ChatGPT.
Bước 2: Giao diện web sẽ hiển thị phần khung trắng để người dùng nhập nội dung mà mình muốn ChatGPT giải đáp.
Sau khi nhập xong nội dung, tiếp tục nhấn vào biểu tượng send để gửi.
Bước 3: Sau vài giây xử lý thông tin, ChatGPT sẽ gửi lại kết quả. Phía dưới câu trả lời là hai biểu tượng thích và không thích để thu thập phản hồi của người dùng.
Bên cạnh đó, ở cạnh trái màn hình sẽ có một số tùy chọn gồm “Clear conversations” để xóa nội dung chat với ChatGPT, “Dark mode” để chuyển về giao diện nền đen.
Trên đây là những thông tin tổng quan về công cụ ChatGPT, ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi và cập nhật các bài viết mới về chủ đề này trên trang thông tin chính thức để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về công cụ hiện đại ChatGPT này.