|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chính sách tăng chiết khấu để giảm đối tác của Grab vô dụng, tài xế lĩnh hậu quả

19:24 | 02/07/2018
Chia sẻ
"Vẫn biết số tài xế ứng xử kém chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng tôi vẫn mong Grab siết chặt văn hóa ứng xử của họ để duy trì thiện cảm của hành khách", chị Vân nói.

Giải pháp hạn chế số lượng xe gần như vô dụng

Doãn Chí Kiên, một kỹ sư lập trình làm việc cho một tập đoàn công nghệ ở Hà Nội và hợp tác với Grab để kiếm thêm tiền từ ô tô của gia đình, nhận định rằng lượng xe phục vụ nhu cầu của xã hội đã đạt mức đủ từ mùa hè năm 2017.

"Song, thay vì ngừng tiếp nhận xe tham gia và chỉ nhận theo từng đợt để thay thế những đối tác bỏ hãng thì Grab lại hạn chế số lượng bằng cách tăng phí và mức chiết khấu đối với các đối tác mới", Kiên nhận định.

Bất chấp việc Grab tăng mức chiết khấu với tài xế mới, hàng ngày hãng vận nhận thêm hàng trăm đối tác mới. Thực tế ấy chứng tỏ giải pháp hạn chế của Grab không hiệu quả.

chinh sach tang chiet khau de giam so tai xe grab gan nhu vo dung
Nhiều tài xế tập trung tại trụ sở phản đối mức chiết khấu mới của Grab vào giữa tháng 1. Ảnh: Zing

Hạn chế xe theo cách này thực sự không có hiệu quả, khi mà hàng ngày vẫn có đến hàng trăm xe mới đăng ký. Khi mà số lượng xe tăng cao, nhưng tài nguyên khách hàng không được mở rộng, hoặc có mở rộng được thì cũng không đủ đáp ứng với sự phát triển đầu xe thì tài xế đói là điều đương nhiên.

"Số lượng tài xế tăng nhanh, nhưng số lượng khách tăng rất chậm dẫn tới tình trạng số cuốc xe trung bình dành cho mỗi đối tác giảm mạnh", Vũ Thế Phong, một tài xế Grab Car ở Hà Nội, bình luận.

Vương Minh Hiếu, một chủ doanh nghiệp quảng cáo ở TP Hồ Chí Minh, nhận định Grab nên điều chỉnh chính sách đăng ký xe mới để bảo đảm rằng tốc độ tăng của xe tương đương tốc độ tăng số lượng khách.

Phan Trọng Nghiệp, một người từng hợp tác với Grab, nói rằng do số cuốc xe giảm dần nên anh không đủ điều kiện đạt điểm thưởng.

"Sau khi trừ mức chiết khấu 28,6%, cộng với đủ loại chi phí khác - như xăng, lốp, đăng kiểm, phí bảo hiểm, khấu hao xe, phí đường bộ - thì tài xế chẳng còn bao nhiêu. Đa số đối tác Grab mà tôi từng tiếp xúc đều nói thu nhập của họ ngày càng bấp bênh hơn xưa và khả năng đạt điểm thưởng cũng xa vời dần sau từng tuần", anh nói.

Sự cố bất ngờ từ chính sách nâng chiết khấu để hạn chế số lượng xe

Hồi tháng 2, báo điện tử Zing đưa tin một nhóm gồm nhiều tài xế đối tác của GrabTaxi gửi đơn kêu cứu lên Bộ GTVT phản ánh việc công ty có một số chính sách ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các tài xế.

Các tài xế cho biết mức chiết khấu mà Grab đưa ra là 20% đối với những người tham gia trước tháng 10/2017, nhưng sau thời điểm đó, mức chiết khấu là 25% rồi tăng lên hơn 28%.

“Với mức chiết khấu đó, những người lái xe như chúng tôi đang phải đối mặt với thu nhập không đảm bảo, không có thu nhập để trả khoản tiền vay ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều anh em lái xe lâm vào tình trạng mếu dở khóc dở khi tiến không được, lùi cũng không xong, vì ngày càng phụ thuộc vào Grab”, các tài xế cho biết.

chinh sach tang chiet khau de giam so tai xe grab gan nhu vo dung
Nhiều tài xế cho rằng Grab nên ngừng nhận đối tác mới, hoặc nhận theo từng đợt, để giảm số lượng xe hợp tác với hãng. Ảnh: Nhạc Dương

Ngoài ra, theo các tài xế, nếu không hợp tác với Grab nữa, họ sẽ thất nghiệp, không có tiền để trả tiền vay ngân hàng mua xe, nếu tiếp tục hợp tác thì không có quyền thỏa thuận về các chính sách, chịu sự áp đặt của Grab.

"Vụ kêu cứu của nhóm đối tác Grab Taxi là dấu hiệu cho thấy chính sách hạn chế số lượng xe bằng mức chiết khấu thực sự không hiệu quả, có thể gây nên những hệ lụy tiêu cực khó lường cho hãng. Nhiều đối tác không hiểu dụng ý của việc nâng mức chiết khấu. Họ sẽ bức xúc khi mức chiết khấu tăng, khiến thu nhập của họ giảm", Hà Ngọc Lưu, một chủ doanh nghiệp thiết bị điện tử viễn thông ở Hà Nội, bình luận.

Tài xế càng bức xúc, khách bỏ Grab càng nhiều

Lưu Quốc Sử mua một chiếc Toyota Vios để chạy dịch vụ Grab Car toàn thời gian. Theo tính toán của anh, với mức thu nhập như hiện nay từ dịch vụ Grab Car, anh phải làm không công tới 2,5 năm.

"Nếu chính sách đăng ký xe mới hợp lý, và Grab chú trọng tới việc bảo đảm thu nhập ổn định cho tài xế thì tôi nghĩ tài xế sẽ không bức xúc, rồi trút giận lên khách hàng, khiến khá nhiều khách hàng phàn nàn về dịch vụ", anh Sử bình luận.

Bản chất của Grab chỉ là một trung gian kết nối những người có nhu cầu di chuyển với các chủ phương tiện cung cấp dịch vụ. Vì thế, Sử khẳng định mỗi người trong số họ chính là một người đại diện về hình ảnh của hãng.

"Khách hàng cảm nhận chất lượng dịch vụ qua tài xế. Thái độ của tài xế sẽ quyết định cảm nhận của hành khách với Grab. Muốn tài xế duy trì thái độ nhã nhặn với khách, Grab cần bảo đảm thu nhập ổn định và cao cho họ, bởi vật chất sẽ quyết định ý thức của tài xế", Phùng Xuân Hòa, một tài xế Grab ở TP Hồ Chí Minh, nhận định.

Grab đã khóa nhiều tài khoản của đối tác, nhưng con số đó quá nhỏ so với số lượng tài xế mới, nên Grab không cần bận tâm về số lượng đối tác.

"Nhưng khách hàng là câu chuyện khác. Một khi khách hàng đã phàn nàn hay từ bỏ dịch vụ của Grab vì thái độ của tài xế, rất ít người trong số họ quay trở lại. Tài xế không rủ nhau bỏ Grab, nhưng khách hàng có thể làm vậy. Chỉ cần một dòng status trên Facebook, họ có thể khiến hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác nghĩ xấu về Grab", Đậu Hoàng Lâm, một tài xế Grab Car ở TP Hồ Chí Minh, nhấn mạnh.

Xem thêm

Kim Cương