|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chi phí khám COVID-19 ở Mỹ quá đắt, nên ứng dụng khám bệnh từ xa trở thành cứu tinh của người nghèo và người không có bảo hiểm y tế

12:07 | 26/03/2020
Chia sẻ
Giữa lúc dịch viêm phổi cấp COVID-19 lây lan nhanh ở Mỹ, những người nghèo hoặc không có bảo hiểm y tế đua nhau đặt lịch hẹn qua các ứng dụng khám bệnh trực tuyến.

Đến sáng ngày 26/3, nước Mỹ Mỹ, ổ dịch COVID-19 lớn thứ 3 thế giới hiện có tổng cộng 65.797 ca nhiễm COVID-19, và 935 người đã tử vong. 5 bang của Mỹ ban bố tình trạng thảm họa - bao gồm New York, California, Washington, Louisiana và Iowa với New York.

Trong bối cảnh các bệnh viện và quan chức kêu gọi bệnh nhân nhiễm COVID-19 tránh các phòng cấp cứu, các dịch vụ khám bệnh trực tuyến đã tạo điều kiện để bệnh nhân tham vấn bác sĩ qua điện thoại, video hay tin nhắn trực tiếp. 

Nhưng khi nhu cầu tăng, các nhà cung cấp dịch vụ y tế từ xa sẽ đối mặt với hai thách thức: mức độ tiếp cận và khả năng đáp ứng nhu cầu.

Với những người có bảo hiểm cá nhân, nhiều công ty bảo hiểm khẳng định họ sẽ chi trả phí kiểm tra COVID-19. 

Hôm 25/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép mở rộng điều khoản của Medicare (chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang dành cho người trên 65 tuổi) để chính phủ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh qua dịch vụ trực tuyến, tạo điều kiện để người già có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không phải rời khỏi nhà.

Vì chi phí khám, chữa COVID-19 ở Mỹ quá đắt, các ứng dụng khám bệnh từ xa trở thành cứu tinh của người nghèo và người không có bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

Giữa thời dịch COVID-19 hoành hành ở Mỹ, các ứng dụng khám bệnh trực tuyến như Amwell, HeyDoctor by GoodRx và PlushCare trở thành cứu tinh của những người nghèo hoặc không có bảo hiểm. Ảnh: uhcasian.com

Song các bang sẽ tự quyết định mở rộng danh mục chi trả của Medicare sang dịch vụ khám bệnh trực tuyến hay không. Thực tế ấy có nghĩa là nhiều người nghèo hoặc không có bảo hiểm y tế sẽ phải tự chi trả để khám bệnh trực tuyến.

Hàng loạt ứng dụng kết nối bệnh nhân với bác sĩ như Amwell, HeyDoctor by GoodRx và PlushCare trở thành cứu tinh của những người nghèo hoặc không có bảo hiểm, bởi các công ty này giúp bệnh nhân gặp bác sĩ với chi phí thấp. 

Plush Care tính phí 99 USD cho lần khám đầu tiên và 49 USD cho những lần khám tiếp theo. Mức phí khám mỗi lần của Amwell là 69 USD.

Vì ngành dịch vụ khám bệnh trực tuyến đang đối mặt với nhu cầu tăng đột biến của mọi tầng lớp trong xã hội, nhiều app tăng trưởng rất mạnh. PlushCare thông báo số lượt khách đặt lịch khám bác sĩ tăng thêm tới 70%. 

Amwell xác nhận rằng, từ khi COVID-19 tấn công nước Mỹ hồi tháng 1, lượt tải ứng dụng tăng 158% trên toàn nước Mỹ, và tăng tới 650% ở bang Washington.

"Chỉ trong vài ngày, gần như mọi đối tượng liên quan đến hệ thống y tế đều hướng dẫn người dân có nhu cầu khám sức khỏe sử dụng app khám bệnh trực tuyến", Holly Spring, phó chủ tịch phụ trách truyền thông doanh nghiệp của Amwell, nhận định.

Trước khi dịch bùng phát, chỉ khoảng 10% bệnh nhân ở Mỹ sử dụng dịch vụ khám bệnh trực tuyến, theo một cuộc khảo sát của tổ chức J.D Power hồi tháng 7/2019. Do các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội gần, nhiều bệnh nhân sử dung app khám bệnh từ xa vì nhiều lí do không liên quan tới nCOV. 

Giới quan sát dự báo sức ép đối với các nhà cung cấp dịch vụ khám bệnh trực tuyến có thể tăng thêm khi chương trình Medicare thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ.

Với một số bệnh nhân, nhu cầu tăng vọt khiến họ phải chờ lâu hơn so với điều kiện bình thường để khám bệnh hoặc kê đơn thuốc. Teladoc, một công ty cung cấp dịch vụ khám bệnh trực tuyến, nói rằng số lượt khám qua app của họ tăng tới 50% trong tuần trước, và bệnh nhân phải chờ lâu hơn.

Cửu Dương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.