|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Châu Á - nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong đại dịch

05:30 | 28/03/2020
Chia sẻ
Các nền kinh tế ở châu Á có thể chống chọi khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 tốt hơn so với phương Tây vì khu vực này có kinh nghiệm ứng ...

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương ở châu Á vẫn còn dư địa giảm thêm lãi suất để kích thích nền kinh tế và các công ty ở đây có vị thế nắm giữ tiền mặt tốt hơn so với các công ty ở phương Tây.

Châu Á - nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong đại dịch - Ảnh 1.

Người dân đi lại ở một khu vực mua sắm ở Thượng Hải hôm 23-3, sau khi chính quyền nơi đây hạ bậc cảnh báo về dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Reuters

Các nhà phân tích cho rằng những nhà đầu tư đang tìm kiếm các điểm đến an toàn để bảo toàn đồng tiền của họ nên tìm đến châu Á trong tình hình đại dịch hiện nay vì khu vực này có trạng thái sẵn sàng về mặt kinh tế để vượt qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 tốt hơn so với phương Tây.

Dù đang lây lan mạnh ở các nước phương Tây, Covid-19 dường như được khống chế tốt hơn ở châu Á, theo nhận định của các nhà phân tích ở Ngân hàng Morgan Stanley.

Các chính phủ ở châu Âu và Mỹ đang chật vật ngăn chặn đại dịch bằng các lệnh phong tỏa đi lại. Các nước bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu như Ý và Tây Ban Nha, chứng kiến số ca nhiễm tăng lên con số hàng chục nghìn, trong khi đó số các ca nhiễm ở Mỹ tăng gấp 10 lần trong một tuần để vượt qua mốc 50.000 và đang ở mức hơn 83.545 tính đến 10 giờ ngày 27-3.

Andrew Harmstone, nhà quản lý danh mục đầu tư ở Ngân hàng Morgan Stanley, nói: “Sẽ hợp lý nếu nghiêng danh mục đầu tư của bạn về phía Trung Quốc hoặc về phía châu Á nói chung vì virus corona đang di chuyển từ châu Á  sang phương Tây, nơi không may là chưa khống chế được nó”.

Tuy nhiên, ông lưu ý phương Tây vẫn là khách hàng lớn của Trung Quốc, do đó sự hồi phục toàn cầu là điều cần thiết để kinh tế nước này phục hồi hoàn toàn.

Ông cho rằng tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Mỹ và nhiều doanh nghiệp nhỏ khác đang sử dụng khoảng 60% lực lượng lao động của Trung Quốc nhưng dòng tiền mặt đã cạn kiệt, chỉ còn đủ duy trì hoạt động trong một tháng.

Dưới đây là ba lý do mà các nhà phân tích tin rằng các nước châu Á có thể ở trạng thái sẵn sàng tốt hơn các nước phương phương Tây để chống chọi và vượt qua khủng hoảng dịch bệnh Covid-19:

Có kinh nghiệm ứng phó khủng hoảng dịch bệnh

Các cơn bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng không phải là điều xa lạ đối với các nước ở châu Á. Cơn bùng phát dịch Covid-19 thường được so sánh với dịch SARS (gây hội chứng suy hô hấp cấp tính) vào năm 2003, từng tấn công dữ dội Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore, khiến nền kinh tế của họ rơi vào suy thoái.

Điều đó giúp các chính phủ này ít nhiều rút ra bài học để giúp họ phản ứng nhanh chóng trong các cuộc khủng hoảng dịch bệnh tiếp theo. Trung Quốc có thể đã phản ứng có phần chậm chạp khi dịch Covid-19 mới bùng phát nhưng sau đó, nước này đã khẩn cấp thực hiện các biện pháp phong tỏa đi lại và cách ly nghiêm ngặt.

Trong thư gửi cho khách hàng hôm 24-3, Lin Jing Leong, Giám đốc đầu tư mảng thu nhập cố định châu Á ở Công ty Aberdeen Standard Investments, nhận định các nền kinh tế  lớn ở châu Á đã rút ra bài học từ các cuộc khủng hoảng dịch bệnh trong quá khứ và xây dựng các bảng cân đối ngân sách quốc gia mạnh mẽ để sẵn sàng triển khai hỗ trợ nền kinh tế của họ trước những cú sốc bên ngoài. 

Điều này giúp họ có vị thế tốt hơn để phản ứng trước dịch bệnh Covid-19.

Các chính phủ trong khu vực cũng đã nhanh chóng rút ra bài học từ Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng hoảng dịch Covid-19 hiện nay.

Công ty quản lý tài sản PineBridge Investments, có trụ sở ở New York, Mỹ, cho rằng phản ứng dường như thành công của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể giúp thế giới rút ra bài học quan trọng: Đó là ưu tiên khống chế dịch bệnh trước, rồi sau đó mới kích thích kinh tế.

Các chính quyền ở châu Á như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh và điều đó có thể giúp họ khống chế dịch bệnh tốt hơn, mở ra cơ hội cho thị trường phục hồi sớm.

Các công ty châu Á có vị thế tiền mặt mạnh hơn

Siddhartha Singh, Giám đốc đầu tư phụ trách đầu tư chứng khoán khu vực châu Á ở Công ty PineBridge Investments nói: “Các công ty châu Á có nguồn dự trữ tiền mặt dồi dào”.

Ông cho hay hầu hết các doanh nghiệp ở châu Á mà PineBridge Investments theo dõi đã phản ứng với môi trường kinh doanh khó khăn trong hai năm qua bằng cách kiểm soát chi phí và siết chặt tính kỷ luật trong chi tiêu vốn cùng các biện pháp khác.

Trong thư gửi cho khách hàng hôm 24-3, Siddhartha Singh viết: “Không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng trong danh sách 100 công ty hàng đầu (không tính các công ty tài chính) ở châu Á và phương Tây, số công ty châu Âu có vị thế tiền mặt ròng ở châu Á nhiều hơn so với ở phương Tây. Điều này có nghĩa là họ có khả năng tái đầu tư và có khả năng giành thị phần một khi khủng hoảng qua đi”.

Các ngân hàng trung ương ở châu Á còn dư địa giảm lãi suất

Lãi suất trên toàn cầu đang ở mức rất thấp, với một số nước đã đưa lãi suất về vùng âm. Nhưng nhìn chung, các ngân hàng trung ương ở châu Á có nhiều dư địa cắt giảm chi phí vay để hỗ trợ nền kinh tế của họ so với các nước châu Âu và Mỹ, theo nhận định của giới phân tích.

Lin Jing Leong, Giám đốc đầu tư mảng thu nhập cố định châu Á ở Công ty Aberdeen Standard Investments, nói:  “Giới đầu tư không nên quên rằng lãi suất thực ở nhiều thị trường châu Á vẫn duy trì ở mức dương và lãi suất danh nghĩa của họ thậm chí còn cao hơn, trái ngược hoàn toàn với các mức lãi suất thấp kỷ lục ở các thị trường phát triển”.

Leong nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng bởi vì nó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách châu Á còn khả năng chủ động trong việc nới lỏng lãi suất, cung cấp thêm thanh khoản cho thị trường.

Các ngân hàng trung ương ở Mỹ và các nước châu Âu đã tung hầu hết công cụ nằm trong thẩm quyền của họ để ứng phó cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19. Sau hai lần giảm lãi suất trong năm nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đưa lãi suất về biên độ 0-0,25%.

Trong khi đó, hồi tháng 9 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất cơ bản thêm 10 điểm cơ bản từ mức âm 0,4% về mức âm 0,5%. Giờ đây, ECB đang đứng trước sức ép hạ lãi suất về mức âm 0,6% để giúp kinh tế châu Âu chống chọi dịch Covid-19.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Chánh Tài

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.