|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 12/7: Thế giới đã có hơn 12,8 triệu ca nhiễm COVID-19

07:31 | 12/07/2020
Chia sẻ
Tính đến 7h sáng nay, thế giới đã có hơn 12,8 triệu ca nhiễm COVID-19. Bệnh viện tại Mỹ ghi nhận tình trạng quá tải. Trong khi đó, Việt Nam đã 88 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Việt Nam: Bốn thanh niên Trung Quốc bỏ trốn khỏi khu cách li

Xem thêm: Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 13/7

Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã 88 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến 6h ngày 12/7, Việt Nam hiện ghi nhận 370 ca mắc COVID-19.

Việt Nam có tổng cộng 230 ca nhiễm nhập cảnh được cách li ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li) là 11.009.

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 12/7: Thế giới sắp đạt mốc 13.000.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Y tế.

Liên quan đến công tác cách li, hôm qua (11/7), Công an huyện Châu Thành và cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã phát đi thông báo khẩn cấp truy tìm 4 thanh niên người nước ngoài bỏ trốn khỏi khu cách li, với sự giúp sức của người bạn gái (gốc TP HCM) của một trong 4 thanh niên. 

Cũng liên quan đến công tác này, trước sự việc một số trường hợp vượt biên trái phép hoặc trốn cách li trong thời gian qua, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh biên giới tiếp tục tăng cường thắt chặt và bảo vệ biên giới.

Ông Long cũng cho biết: “Nguy cơ dịch xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, đặc biệt tình trạng vượt biên, nhập cảnh trái phép; trốn cách li; đưa người Việt Nam ở nước ngoài về có những nguy cơ nhất định”.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 350 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm  94,6% tổng số ca bệnh COVID-19 của nước ta.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức ez chỉ còn 15 bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Liên quan đến bệnh nhân nam phi công người Anh (BN91), trải qua 115 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã khỏe mạnh và trở về quê hương trên chính chiếc máy bay mình từng cầm lái vào 23h đêm qua.

Quốc vụ khanh Anh Nigel Adams cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ các biện pháp ứng phó Covid-19 của Việt Nam, đặc biệt là nỗ lực chữa trị cho bệnh nhân phi công Anh, và thay mặt chính phủ Anh gửi lời cảm ơn tới Việt Nam.

Hôm qua (11/7), Việt Nam đã đón 240 công dân từ Singapore về nước trên chuyến bay hạ cánh ở sân bay Đà Nẵng, 346 người Việt từ Washington, Mỹ, về nước trên chuyến bay hạ cánh ở sân bay Nội Bài và tiến hành cách li tập trung.

Thế giới cách mốc 13.000.000 ca nhiễm COVID-19 không xa, bệnh viện tại Mỹ đã ghi nhận tình trạng quá tải

Trên toàn thế giới, theo cập nhật từ trang Worldometers, tính đến 7h sáng nay 12/7, toàn thế giới có tổng cộng 12.828.600 ca mắc COVID-19, trong đó có 566.955 người tử vong và 7.470.404 bệnh nhân phục hồi.

Đến nay, 215 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có hai tàu du lịch) trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc COVID-19.

Đây là lần thứ sáu trong tháng này số ca nhiễm hàng ngày toàn cầu vượt 200.000. Ngày tăng ca nhiễm kỉ lục do WHO ghi nhận trước đó là 4/7, với 212.326 ca. Ca tử vong ổn định ở mức tăng 5.000 ca một ngày.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã vượt 3 triệu ca nhiễm COVID-19, cụ thể là 3.353.398 (chiếm 26,14% số ca nhiễm toàn cầu), sau khi ghi nhận thêm 59.471 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 713 ca, nâng tổng số lên 13.,384.

Mỹ đang trải qua những ngày ghi nhận số ca tử vong cao nhất tính từ đầu tháng 6, và số ca nhiễm mới cao kỉ lục.

Theo NY Post, Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci đã cảnh báo Mỹ vẫn đang trong làn sóng Covid-19 đầu tiên và phải hành động ngay để ngăn ca nhiễm mới tăng. Fauci khẳng định biểu đồ số ca nhiễm mới ở Mỹ chỉ đi lên, chưa từng giảm xuống tới đường cơ sở và đang tiếp tục tăng trở lại.

Các điểm nóng về COVID-19 ở Mỹ cùng ngày đều báo cáo số ca nhiễm mới nCoV tăng mạnh, với 10.360 ca ở Florida, 7.498 ca ở Texas và 7.506 ca ở California.

8 bang gồm Alaska, Georgia, Idaho, Louisiana, Montana, Ohio, Utah và Wisconsin cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỉ lục ngày hôm qua.

Theo Fox News, khoa điều trị tích cực (ICU) của hơn 40 bệnh viện ở Florida đã bị quá tải và không thể nhận thêm bệnh nhân COVID-19, khi số ca nhiễm mỡi tăng mạnh. 

Tổng thống Donald Trump vẫn khẳng định rằng số ca nhiễm tăng mạnh ở nhiều bang của Mỹ là do tăng khả năng xét nghiệm và giới chức địa phương phải nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế.

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 12/7: Thế giới sắp đạt mốc 13.000.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 2.

Xe cứu thương bên ngoài bệnh viện Mease Countryside, ở thành phố Safety Harbor, Florida, hôm 1/7. (Ảnh: Times).

Theo Reuters, bang California hôm qua đã phóng thích 8.000 tù nhân để làm chậm đà lây lan COVID-19 trong các cơ sở giam giữ. Khi khoảng một nửa trong 3.300 tù nhân ở nhà tù San Quentin, ngoại ô thành phố San Francisco, đã xét nghiệm dương tính với nCoV.

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 12/7: Thế giới sắp đạt mốc 13.000.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 3.

Nhà tù San Quentin ở San Francisco. (Ảnh: Los Angeles Times).

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh, và là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới. Quốc gia này ghi nhận thêm 35.512 ca nhiễm mới và 945 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 1.839.850 và 71.469.

Ấn Độ hiện đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc bệnh COVID-19 với 850.358 ca nhiễm và 22.687 ca tử vong, tăng lần lượt 27.755 và 543. Các thành phố lớn của Ấn Độ là những nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, ghi nhận thêm 6.611 ca mắc và 188 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 720.547 trường hợp, trong đó 11.205 trường hợp tử vong.

Đây là ngày thứ 16 liên tiếp số ca mới trong một ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Số ca nhiễm mới hàng ngày của Nga đang trên đà giảm nhẹ.

Peru xếp sau Brazil tại khu vực Mỹ Latinh với tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 đã vượt 300.000 người, cụ thể là 322.710 ca, cao thứ 5 trên thế giới, trong đó, tổng số ca tử vong tại nước này là 11.682.

Đây là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa từ giữa tháng 3 nhưng đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất vào tháng 5.

Trung Quốc trong 24 giờ qua ghi nhận thêm hai ca nhiễm mới và không ghi nhận thêm ca tử vong nào do COVID-19. Hiện Trung Quốc có tổng cộng 83.587 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 78.623 bệnh nhân được chữa khỏi. Như vậy, theo thống kê, số ca nhiễm mới của nước này đang có xu hướng giảm mạnh.

Giới chức Bắc Kinh, nơi bùng phát ổ dịch mới, thông báo thủ đô đã kiềm chế được ổ dịch mới và dỡ hầu hết hạn chế đi lại từ 4/7.

Theo AFP, Trung Quốc đang triển khai chiến dịch xét nghiệm toàn quốc đối với sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ "các quốc gia có nguy cơ cao". Nước này đã cấm thực phẩm do ba công ty Ecuador sản xuất sau khi phát hiện nCoV trên bao bì sản phẩm tôm đông lạnh.

Theo AFP, Hong Kong đóng cửa toàn bộ trường học 

Lãnh đạo cơ quan giáo dục Hong Kong Kevin Yeung hôm 10/7 cho biết chính quyền thành phố đã yêu cầu đóng cửa tất cả các trường học từ ngày 13/7 sau khi ghi nhận ca nhiễm mới nCoV "tăng cấp số nhân" trong những ngày gần đây.

Hong Kong hôm 10/7 báo cáo thêm 34 ca nhiễm nCoV, đây là mức tăng hàng ngày cao nhất tại thành phố trong hơn ba tháng.

Indonesia, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng cao

Nước này 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 1.671 ca nhiễm nCoV, nâng tổng ca nhiễm cả nước lên 74.018., trong đó có 3.535 ca tử vong, tăng 66 trường hợp, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. 

Theo thống kê, số ca nhiễm mới mỗi ngày của Indonesia đang trên đà tăng nhanh. Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho rằng ca nhiễm mới tăng nhanh do nhiều người không đeo khẩu trang khi đất nước mở cửa trở lại và nới lỏng phong tỏa.

Theo hãng tin Reuters, cuộc chiến chống dịch ở quốc gia 270 triệu dân này đang gặp khó khăn do một số yếu tố xã hội:

Hàng trăm thương nhân buôn bán tại các khu chợ đông đúc ở Bali và Sumatra cuối tháng trước từ chối xét nghiệm. Các chuyên gia và giới chức cho rằng họ có thể sợ bị kì thị và cách li.

Trong khi đó, tại đảo Sulawesi, rất nhiều thân nhân vẫn cố "trộm" thi thể người nghi nhiễm nCoV từ các bệnh viện để chôn cất theo nghi lễ tôn giáo thay vì xử lí theo qui tắc chống dịch.

Như Ý

Năm 2025: Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng ít nhất 8%, GRDP các địa phương bình quân tăng 8 - 10%
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đánh giá để đề xuất, xem xét việc kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... hỗ trợ tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8%.