|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19?

12:25 | 21/12/2020
Chia sẻ
Trước những tác động nặng nè của đại dịch COVID-19, nhiều nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới đang cố gắng xoay xở tìm giải pháp phục hồi sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Ecuador cố gắng duy trì quỹ đạo tăng trưởng

Ecuador đã cố gắng duy trì quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ về khối lượng sản xuất.

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

Ông Gorjan Nikolik, chuyên gia phân tích của Rabobank, cho biết mức tăng trưởng 7% trong năm nay của Ecuador đã không giúp duy trì giá trong bối cảnh nhu cầu giảm.

“Vấn đề chính là ở Trung Quốc”, ông Nikolik đề cập đến sự hoảng loạn ở thị trường này đã khiến xuất khẩu của Ecuador giảm xuống khoảng chưa đến một nửa mức của họ trước đây.

Và giá tôm cỡ 60 con/kg cũng sụt giảm khá nghiêm trọng do nhu cầu của Trung Quốc biến động trong nửa đầu năm 2020 và hiện đang dần phục hồi phần nào.

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 2.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

Ấn Độ chịu thiệt hại từ COVID-19

Nikolik cho biết giá tôm của Ấn Độ không giảm nhiều như giá tôm của Ecuador do nguồn cung sụt giảm mạnh. 

Giá tôm của Ấn Độ chỉ giảm vào tháng 4 và tháng 5 khi làn sóng đầu tiên của COVID-19 ập tới. 

Tuy nhiên sau đó giá tôm của nước này phục hồi đôi chút.

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 3.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

“Ngành tôm của Ấn Độ không thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm của mình, họ gặp vấn đề về nguồn cung.

Vì vậy nhìn lại tháng 3 và tháng 4, có thể thấy xuất khẩu giảm mạnh 19%, 30% vào 10%”, ông Nikolik cho hay.

“Điều này xảy ra khi Ấn Độ thực hiện việc phong tỏa toàn quốc. Nông dân không thể đưa sản phẩm của họ đến các nhà máy chế biến và các nhà máy không thể tìm được nhân công. 

Một lần nữa điều tương tự đã xảy ra vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8”.

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 4.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

Kết quả là sản xuất giảm 19% và 25%. 

Nikolik cho biết, bất chấp mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, giao dịch đã được diễn ra trên qui mô lớn giữa hai bên. Và sau đó giao dịch lại giảm xuống.

“Các nhà xuất khẩu Ấn Độ gặp khó khăn trong việc đẩy nhanh năng suất bởi vì họ tập trung rất nhiều vào sản phẩm chế biến.

Ấn Độ không thể xuất khẩu sang Mỹ, và giá tôm thấp đến nỗi họ phải nhanh chóng xuất khẩu sang Trung Quốc”, ông Nikolik cho hay.

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 5.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

Việt Nam đa dạng thị trường xuất khẩu

Việt Nam, một nước sản xuất tôm lớn khác, cũng giảm giá mạnh trong tháng 4. Gần đây, giá tôm đã trở lại với mức của năm ngoái. 

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 6.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

Nikolik cho biết Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tôm đa dạng nhất về thị trường và EU, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản là bốn thị trường hàng đầu của Việt Nam. 

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 7.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

Indonesia tập trung vào Mỹ

Xuất khẩu của Indonesia tập trung vào thị trường Mỹ. 

Bất chấp rủi ro khi tập trung vào một thị trường chính, các nhà sản xuất tôm của nước này đã có lợi trong năm nay. 

Indonesia đang tập trung cung cấp cho thị trường Mỹ các sản phẩm chế biến sẵn sàng để bán lẻ, một lĩnh vực đã hoạt động tốt trong cuộc khủng hoảng COVID-19. 

Các nước xuất khẩu tôm xoay xở thế nào trong đại dịch COVID-19? - Ảnh 8.

Nguồn: Undercurrentnews. (Việt hóa: Đức Quỳnh)

Ngoài ra, Indonesia được hưởng lợi từ việc thiếu sự cạnh tranh của Ấn Độ, quốc gia vốn không thể cung cấp cùng một lượng sản phẩm đã qua chế biến do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt bùng phát COVID-19 ở nước này. 

Do đó xuất khẩu tôm của Indonesia tăng trưởng cả về sản lượng lẫn giá trị và người nuôi tôm ở quốc gia này nhận được mức giá tốt hơn vào năm 2020 so với năm 2019. 

Ông Nikolik cho hay các nước sản xuất tôm thường có xu hướng tập trung vào một thị trường nhất định.

Điều này đem lại hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao khi xuất hiện những tình huống “khó đoán trước” như tình trạng biến động thị trường trong năm 2020. 

Vì thế bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng COVID-19 là các nước nên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

H.Mĩ

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.