|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm tăng mạnh

07:45 | 21/12/2020
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm tháng 10 đạt 46,8 nghìn tấn, trị giá 426,3 triệu USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 11,9% về trị giá so với tháng 9 tăng 3,1% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu tôm trung bình trong tháng 10 trung bình ở mức 9,12 USD/kg, giảm 0,05 USD/kg so với tháng 9 nhưng tăng 1,6 USD/kg so với cùng kỳ năm 2019. 

Tính chung 10 tháng năm 2020, xuất khẩu tôm đạt 340,5 nghìn tấn, trị giá 3,087 tỷ USD, tăng 7,2% về lượng và tăng 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Tháng 10, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, EU và Nga tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Tại thị trường Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về tiêu thụ và đứng đầu trong số những thị trường khác.

Trong tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng 33% lên hơn 98 triệu USD, chiếm tới một nửa kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ.

Xuất khẩu tôm tới EU tăng chủ yếu do tác động từ EVFTA đã tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho tôm của Việt Nam tại thị trường EU. 

Xuất khẩu tôm tăng mạnh - Ảnh 1.

Thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2020. (Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)

Trong khi đó xuất khẩu tôm tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lại giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2019. 

Tính chung 10 tháng năm 2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ, EU, Anh, CanadaAustralia tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc giảm. 

Dự báo, xuất khẩu tôm trong các tháng tới sẽ tiếp tục tăng khi mặt hàng tôm của Việt Nam đang có lợi thế nhờ các FTA song phương và đa phương. 

Bên cạnh đó, việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19 đã tạo ra tính ổn định trong hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm tốt hơn các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên tôm xuất khẩu Việt Nam phải sẽ cạnh tranh gay gắt với tôm của Indonesia, Ấn Độ và Ecuador...

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.