BVSC: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% phụ thuộc cung tiền M2 và khả năng hấp thụ vốn
NHNN xem xét điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lên 21% |
Thanh khoản hệ thống thay đổi ngoạn mục
Số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/09/2017, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 9,59% so với cuối năm 2016, phần tăng thêm này tương đương 680 nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng có phần vượt trội hơn khi đạt 11,02%, tương đương với phần tăng thêm là 609 nghìn tỷ đồng.
Theo tính toán của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), chênh lệch giữa phần tăng thêm M2 và phần tăng thêm tín dụng tại thời điểm 20/9/2017 là 71 nghìn tỷ đồng. So với mức âm 13 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối quý II thì phần chênh này đã tăng thêm khoảng 84 nghìn tỷ đồng.
Sở dĩ phần chênh này tăng thêm là do chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng M2 đã được thu hẹp lại, từ mức 1,85% xuống còn 1,43%. Ngoài ra, cũng do giá trị tuyệt đối của phần tăng thêm M2 lớn hơn so với giá trị tuyệt đối của phần tăng thêm tín dụng nên lượng vốn sẵn có trong hệ thống ngân hàng cũng tăng lên, qua đó giúp cải thiện thanh khoản, hệ quả là lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm và NHNN ở vị thế hút ròng vốn.
Cung tiền M2 tăng ngoạn mục trong quý III/2017. (Ảnh minh họa). |
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 21% phụ thuộc cung tiền M2 và khả năng hấp thụ vốn
Đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 tăng từ 18% lên 21% của NHNN, BVSC nhận định vẫn có sự thận trọng trong điều hành cung tiền M2 khi luôn thấp hơn với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Điều này nhiều khả năng xuất phát từ lo ngại rủi ro lạm phát.
Chỉ số CPI sau khi có xu hướng hạ nhiệt trong quý II đã bật tăng khá nhanh trở lại trong quý III do sự điều chỉnh giá xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục... Diễn biến lạm phát hiện nay mặc dù chưa nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ nhưng đã cho thấy rủi ro tăng cao hơn so với thời điểm cuối quý II.
Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 20/9/2017 mới chỉ tăng 11,02%; vẫn còn cách khá xa mục tiêu 21%. Theo BVSC, khả năng tăng trưởng cho vay có về đích hay không còn phụ thuộc vào việc điều hành cung tiền M2 của NHNN (điều này lại tùy thuộc vào việc đánh giá rủi ro lạm phát) cũng như khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay vẫn sẽ ổn định
Về lãi suất, trong quý III cũng như 9 tháng đầu năm, lãi suất chủ yếu có xu hướng đi ngang ở các kỳ hạn ngắn và được các ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ ở các kỳ hạn dài (trên 12 tháng) nhằm đáp ứng các quy định của Thông tư 06.
Kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến ở mức 4,8-5,4%/năm; kỳ hạn 6-12 tháng phổ biến từ 5,6-7%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7-7,8%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến khoảng 6-9%/năm, trung và dài hạn từ 9-11%/năm. Riêng đối với khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn thậm chí chỉ từ 4-5%/năm.
Với định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng vẫn thận trọng với rủi ro lạm phát của NHNN, BVSC dự báo mặt bằng lãi suất trong quý IV sẽ không có nhiều biến động. Trong trung hạn, ở kịch bản lạc quan, lãi suất cho vay của một số ngân hàng có tiến trình xử lý nợ xấu tích cực vẫn có dư địa để giảm thêm, dù với biên độ không nhiều.
NHNN phấn đấu giảm lãi suất cho vay những tháng cuối năm 2017
Nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục các giải pháp nhằm ... |