|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

BOT nâng cấp cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có thể được bàn giao mặt bằng trước 30/6

16:49 | 14/05/2018
Chia sẻ
Trên quãng đường gần 30 km của Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ (giai đoạn 2) có hơn 10 vị trí phải cắm biển báo hiệu chờ GPMB. Trường hợp khả thi nhất, phần mặt bằng sẽ được bàn giao toàn bộ trước 30/6, dự án chỉ có thể kết thúc sớm nhất phần xây lắp vào cuối năm 2018.
du an bot nang cap cao toc phap van cau gie cham tien do do vuong cong tac giai phong mat bang Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thành đại công trường
du an bot nang cap cao toc phap van cau gie cham tien do do vuong cong tac giai phong mat bang Giảm 25% phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ ngày 15/10
du an bot nang cap cao toc phap van cau gie cham tien do do vuong cong tac giai phong mat bang Bị ra 'tối hậu thư', dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ có thêm đủ làn trước Tết?

Mới đây, Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm Trưởng đoàn đã kiểm tra hiện trường Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ (giai đoạn 2) do CTCP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ làm chủ đầu tư.

du an bot nang cap cao toc phap van cau gie cham tien do do vuong cong tac giai phong mat bang
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nghe Nhà đầu tư báo cáo tiến độ Dự án nâng cấp cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT)

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, cao tốc này dài gần 30 km, điểm đầu Km 182+300 tại nút giao Pháp Vân, điểm cuối tại Km 211+256 (Km 211+000 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình). Dự án được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư ban đầu gần 7.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 gần 2.000 tỷ đồng và giai đoạn 2 gần 5.000 tỷ đồng.

Hiện tại, mặt đường đã cơ bản được mở rộng từ 4 làn lên 6 làn xe, nhiều đoạn đã hoàn thành thảm bê tông nhựa hai lớp, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông êm thuận. Các nhà thầu đang tập trung máy móc, nhân lực để thi công hạng mục đường gom cả hai bên tuyến tại những vị trí đã được bàn giao công địa.

Tuy nhiên, trên tuyến chính của dự án vẫn tồn tại nhiều khu vực mặt đường chỉ có 4 làn xe, chưa mở rộng lên 6 làn và đang phải rào chắn vì chờ giải phóng mặt bằng (GPMB). Các phương tiện lưu thông qua đây liên tục phải giảm tốc độ, nhiều khi phải phanh gấp. Điển hình là khu vực địa phận huyện Thường Tín (Hà Nội).

Trên quãng đường gần 30 km của dự án có hơn 10 vị trí phải cắm biển báo hiệu “Đoạn đường đang chờ GPMB”. Trong đó, khu vực tuyến từ Km192 - Km193, một bên đường thuộc xã Liên Phương, bên kia thuộc xã Hà Hồi (huyện Thường Tín) còn tồn tại phần mặt bằng chưa bàn giao cho dự án dài nhất với hơn 1 km có hàng chục nhà dân kèm phần đất thổ cư…

Các vị trí còn vướng mặt bằng tương đương 11 điểm hẹp trên tuyến, thuộc địa phận 3 huyện: Thanh Trì, Thường Tín và Phú Xuyên. Trường hợp khả thi nhất, phần mặt bằng sẽ được bàn giao toàn bộ trước 30/6, dự án chỉ có thể kết thúc sớm nhất phần xây lắp vào cuối năm 2018.

du an bot nang cap cao toc phap van cau gie cham tien do do vuong cong tac giai phong mat bang
Biển cảnh báo: “Đoạn đường đang chờ GPMB” Dự án nâng cấp cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT)

Sau kiểm tra thực tế tại hiện trường, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ nhìn chung vẫn còn chậm, trong đó có nguyên nhân chậm bàn giao mặt bằng, chưa giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, công tác tái định cư, xây dựng khu tái định cư thực hiện chưa tốt...

Bộ trưởng yêu cầu nhà đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung hoàn chỉnh các khu tái định cư cho người dân; chính quyền địa phương tập trung vào công tác GPMB, tái định cư cho người dân… Còn các cơ quan liên quan của Bộ khẩn trương giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt đường; tăng cường công tác giám sát thi công các nút giao, hầm chui, điểm kết nối giao thông…

N.Lê

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.