|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ Tài chính: Chính phủ không có nghĩa vụ bảo lãnh các dự án BOT

15:50 | 09/09/2018
Chia sẻ
Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện các hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của EVN, PVN, TKV với Công ty BOT, các bên phải tự chọn hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng phù hợp, Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh này.
bo tai chinh chinh phu khong co nghia vu bao lanh cac du an bot BT Nguyễn Văn Thể: 'Không có thất thoát trong đầu tư BOT'
bo tai chinh chinh phu khong co nghia vu bao lanh cac du an bot 'BOT là sản phẩm của giai đoạn trước': Ông Nguyễn Văn Thể từng ký duyệt các dự án BOT nào khi là Thứ trưởng ở nhiệm kỳ trước?

Mới đây, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý về một số nội dung thuộc dự thảo công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung chủ yếu trong Hợp đồng BOT và Bảo lãnh Chính phủ đối với các dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) đầu tư theo hình thức BOT.

bo tai chinh chinh phu khong co nghia vu bao lanh cac du an bot
Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện các hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của EVN, PVN, TKV với Công ty BOT, Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh các dự án này. (Ảnh minh họa: Báo Đấu thầu)

Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay chưa có khuôn khổ pháp lý chung quy định về trách nhiệm, phạm vi bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án BOT. Việc thực hiện các hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) với Công ty BOT. Vì vậy, các bên tham gia hợp đồng này phải tự lựa chọn hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng phù hợp (ví dụ qua các định chế tài chính). Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh này.

Đối với những dự án Chính phủ đã bảo lãnh một số nghĩa vụ của EVN, PVN và TKV, Bộ Công Thương và các Tập đoàn này cần rà soát định kỳ rủi ro phát sinh trong việc thực hiện cam kết của các đối tác phía Việt Nam có thể chuyển thành nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ. Trường hợp phát dinh nghĩa vụ nợ dự phòng, cần báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định để bố trí dự toán ngân sách thực hiện.

Về các ưu đãi thuế, những dự án BOT NMNĐ được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương rà soát ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Hợp đồng bảo lãnh và Thỏa thuận bảo lãnh của một số Dự án NMNĐ hiện nay để đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.

Về thế chấp quyền sử dụng đất, các dự án được nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và được miễn tiền thuê đất thì không được thế chấp quyền sử dụng đất, chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Về công thức thanh toán chấm dứt sớm, Bộ Tài chính từng đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo bỏ nội dung công thức thanh toán chấm dứt sớm theo Hợp đồng BOT các dự án NMNĐ.

Tại các công văn tham gia ý kiến đối với Dự án Vũng Áng 2 và Dự án Vĩnh Tân 3, Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo bỏ công thức cho việc thanh toán trong trường hợp chấm dứt hợp đồng sớm. Nguyên nhân là rất rủi ro khi Chính phủ phải thanh toán hơn 2 tỷ USD/dự án trong trường hợp dự án chấm dứt ngay sau ngày vận hành thương mại. Trong khi hiện nay, kế hoạch trung hạn về dự toán ngân sách nhà nước chưa tính đến nghĩa vụ nợ tiềm tàng có thể chuyển thành nghĩa vụ nợ dự phòng này của Chính phủ.

Xem thêm

N. Lê