|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'NĐT ứng thầu nhiều gói nhưng không đủ năng lực tài chính khiến dự án BOT chậm tiến độ'

11:25 | 04/06/2018
Chia sẻ
Doanh nghiệp phản ánh ở địa phương có hiện tượng dàn xếp khiến họ không thể cạnh tranh được khi ứng thầu dự án BOT, tình trạng đặc quyền và độc quyền thông qua chỉ định thầu khiến việc cạnh tranh bị vô hiệu...

Sáng nay (ngày 4/6), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến các dự án BOT.

ndt ung thau nhieu goi nhung khong du nang luc tai chinh khien du an bot cham tien do
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa. (Ảnh: VnExpress)

Tại buổi chất vấn, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi: "Doanh nghiệp phản ánh ở địa phương có hiện tượng dàn xếp khiến họ không thể cạnh tranh được. Tình trạng đặc quyền và độc quyền thông qua chỉ định thầu khiến việc cạnh tranh bị vô hiệu, nhiều dự án kéo dài, đội vốn, có dự án bị đội vốn lên 36 lần. Bộ trưởng có biết việc này hay không và giải pháp xử lý thế nào?".

Đáp lại, Bộ trưởng Bộ GTVT thừa nhận hiện nay đúng là có tình trạng như đại biểu phản ánh. Tuy nhiên Bộ trưởng cho biết: "Vừa qua chúng tôi cũng tổ chức đấu thầu các dự án BOT, không có dự án nào không tổ chức đấu thầu, không tổ chức công khai trên trang web đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với thời hạn theo quy định là 1 tháng".

Trong thời gian 1 tháng, nếu nhà đầu tư (NĐT) quan tâm sẽ nghiên cứu thông tin, hồ sơ để tham gia đấu thầu dự án. Với những dự án có từ 2 NĐT tham gia thì Bộ Giao thông sẽ tổ chức đấu thầu dự án theo luật định. Tuy nhiên Bộ trưởng cũng nhận định, trong thời gian qua triển khai rất nhiều dự án BOT và giai đoạn đó nhiều NĐT chưa rành về thủ tục đấu thầu dự án BOT, đó cũng là thời điểm công việc nhiều nên ít NĐT quan tâm...

"Đối với một số dự án, vì có 1 NĐT quan tâm thôi nên Bộ không thể tổ chức đấu thầu. Bộ đã kéo dài thời gian trên trang web đấu thầu với mong muốn có thêm một nhà thầu, một liên danh nào đó tham gia đấu thầu, tuy nhiên không có. Căn cứ vào luật cho phép Bộ Giao thông vận tải được chỉ định thầu trong trường hợp chỉ có một nhà thầu tham gia. Bởi vì bức xúc của địa phương mong muốn có hạ tầng, không thể trông chờ, không có NĐT chẳng lẽ cứ để như thế? Việc chỉ định thầu là phương án bắt buộc vì không có 2 NĐT trở lên nên buộc phải thực hiện để triển khai dự án", Bộ trưởng Thể nói.

Sau khi chỉ định thầu, dự án cũng được Thanh tra Chính phủ, các cơ quan chức năng, nhất là Bộ KH&ĐT giám sát một cách chặt chẽ.

ndt ung thau nhieu goi nhung khong du nang luc tai chinh khien du an bot cham tien do
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: VnExpress)

Đại diện Bộ GTVT cho rằng Luật đấu thầu rất chặt chẽ, thông báo mời thầu, tổ chức đấu thầu quy định cụ thể, các cơ quan chức năng cũng tăng cường kiểm tra... Khi phát hiện có hiện tượng thông thầu hay vi phạm Luật đấu thầu thì đều căn cứ vào Luật đấu thầu để xử lý.

Thực tế cũng có hiện tượng dự án kéo dài gây lãng phí. Khi đấu thầu, các nhà thầu đều mong muốn được nhận nhiều dự án. Một số nhà thầu đã trúng nhiều dự án nhưng lại rải rác ở nhiều địa phương.

"Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương chưa được chặt chẽ nên có hiện tượng NĐT trúng thầu nhưng năng lực tài chính không đáp ứng được. Cùng một dự án mà phải thực hiện nhiều gói thầu nên có một số công trình dự án bị chậm, gây lãng phí", Bộ trưởng thông tin.

Hiện Bộ GTVT vẫn họp giao ban hàng tháng, hàng quý, thậm chí hàng tuần để kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện dự án, các nhà thầu với hi vọng dự án sẽ hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ, tránh lãng phí.

Xem thêm

N.Lê