Sự lây lan của bệnh dịch tả heo châu phi (ASF) tại Trung Quốc, và mới đây là tại Bỉ (gần với Pháp và Đức), đã làm thay đổi về bản chất triển vọng ngành thịt heo trên thế giới. Các triển vọng cải thiện nhu cầu xuất khẩu đã tăng theo sau những sự kiện gần đây, trong khi tiềm năng dịch bệnh lây lan trên toàn cầu tăng theo cấp số nhân.
Mặc dù đã xác định dịch tả heo châu Phi (ASF) đe dọa nghiêm trọng tới thị trường thịt heo Trung Quốc và việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều hết sức quan trọng để ngăn chặn sự lây lan, nhưng các nhà khoa học vẫn đang chật vật tìm kiếm đáp án.
6 tuần sau khi dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát tại Trung Quốc, các nhà khoa học đang chạy đua để xác định làm thế nào virus gây tử vong cao ở heo xuất hiện trên thị trường thịt heo lớn nhất thế giới và lây lan giữa các trang trại cách xa hàng trăm dặm.
Thị trường hàng hóa ngày 18/9 nổi bật với thông tin nhiều nông trại bị bỏ hoang, nông dân nhiều nơi đói khổ và phải di cư trái phép sang nước khác do giá cà phê chạm đáy 12 năm. Tỉnh Bình Dương tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn dịch tả heo.
Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương kiểm soát sự lây lan của bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF), và đảm bảo nguồn cung thịt heo trong những ngày nghỉ lễ sắp tới, theo một thông báo đăng tải trên trang web của bộ hôm 17/9.
Một tỉnh ở miền nam Trung Quốc đang vật lộn để tìm nguồn cung cấp thịt heo khi sự lây lan của bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) làm đóng băng hoạt động vận chuyển heo sống từ các nhà sản xuất lớn và đe dọa tình trạng thiếu thịt heo.
Các quan chức trong ngành chăn nuôi Thái Lan đóng tại các biên giới và sân bay đã được đặt trong trạng thái cảnh giác cao độ để chống lại nạn buôn lậu heo, trong bối cảnh lo ngại về bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) tại Trung Quốc đang gia tăng.
Lệnh cấm xuất khẩu heo sống và thịt heo, hạn chế vận chuyển động vật, thị trường biến động, rủi ro thức ăn chăn nuôi của hàng triệu con heo bị nhiễm độc và các nhà sản xuất bị tác động là một vài ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) đối với ngành thịt heo toàn cầu.
Chủ nhật (9/9), Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, đã xác nhận dịch tả heo đầu tiên tại quốc gia này sau 26 năm và tạm ngừng xuất khẩu thịt heo và thịt heo rừng.
Liên Hợp Quốc (UN) đang tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này với các chuyên gia về sức khỏe động vật tại châu Á để thảo luận về mối đe dọa của bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF), sau khi sự bùng phát đầu tiên của dịch bệnh trong khu vực được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng trước.
Trung Quốc liên tiếp thông báo những ổ bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) mới bùng phát tại quốc gia này, trong khi Mỹ ước tính ngành thịt heo của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể thiệt hại 8 tỷ USD vì ASF.
Bộ Nông nghiệp (DA) Philippines ban hành lệnh cấm tạm thời về việc nhập khẩu heo trong nước và hoang dã và các sản phẩm liên quan đến heo từ Trung Quốc, Latvia, Ba Lan, Romania, Nga và Ukraine sau đợt bùng phát sốt lợn châu Phi (ASF).
Hôm 2/9, cơ quan truyền thông quốc gia Trung Quốc cho biết, hơn 38.000 con heo đã bị tiêu hủy trên cả nước, vì nhà sản xuất heo lớn nhất thế giới tìm cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tả heo châu Phi.
Theo báo cáo mới công bố từ Bộ NN&PTNT, giá heo hơi trong tháng 8 tiếp tục duy trì ở mức cao trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở miền Bắc đang được thu mua trong khoảng 52.000 - 55.500 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2017, giá heo hơi đã tăng gấp đôi.