Dịch ASF: Bí ẩn đe dọa ngành thịt heo 128 tỷ USD của Trung Quốc [Phần 1]
Việc tìm ra đáp án cho câu hỏi trên rất quan trọng để ngăn chặn sự tiếp tục lây lan quốc tế của dịch bệnh mà các nhà nghiên cứu Nga coi là loại virus nguy hiểm nhất ở heo.
Virus này đã được báo cáo tại 7 tỉnh của Trung Quốc kể từ ngày 1/8, khiến khoảng 40.000 con heo tử vong và đe dọa làm gián đoạn lớn đối với ngành công nghiệp trị giá 128 tỷ USD. Dịch bệnh cũng lan rộng sự kìm kẹp ở châu Âu, với những trường hợp đầu tiên được báo cáo tại Bỉ hôm 13/9.
Không có vacxin để bảo vệ động vật, các nhà nghiên cứu cho biết virus gây tử vong, có thể tồn tại trong hơn một năm trong thịt chân giò hun khói, có khả năng lây lan nhanh chóng trên 433 triệu con heo của Trung Quốc và đi sang các quốc gia khác.
"Những gì chúng ta đang thấy cho đến nay chỉ là đỉnh của tảng băng trôi", ông Juan Lubroth, giám đốc thú y của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Rome, cho biết sau một cuộc họp khẩn cấp kéo dài 3 ngày tại Bangkok trong tháng này. Sự xuất hiện của dịch bệnh này ở các nước khác "gần như chắc chắn sẽ xảy ra", ông nói.
Các nhà nghiên cứu tại Học viện khoa học y học quân sự Trung Quốc tại Trường Xuân, Cát Lâm cho biết, mầm bệnh tại các trang trại địa phương phù hợp với một chủng độc tố cao xuất hiện tại Georgia năm 2007 và sau đó phân tán trên khắp nước Nga và Estonia.
Ngoài tầm kiểm soát. Dịch bệnh gây tử vong cao ở heo lây lan từ châu Phi tới châu Âu trong năm 2017, và giờ xuất hiện tại Trung Quốc. |
Điều đó khiến họ suy đoán dịch bệnh, không gây hại cho con người, có thể đã bị lây lan thông qua hoạt động giao dịch heo sống giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU), hoặc thông qua việc nhập khẩu và tiêu hủy bất hợp pháp các sản phẩm từ thịt heo.
Khoảng 800.000 con lợn đã bị tiêu hủy tại Nga là một phần của các biện pháp kiểm soát hơn 1.000 vụ bùng phát riêng biệt. Kết quả, sản lượng thịt heo ở những trang trại quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình đã giảm gần một nửa, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu liên bang về virus và vi sinh học của Nga cho biết hồi tháng 4.
Năm 2011, khi khoảng 12.000 con lợn bị tiêu hủy, chính quyền ước tính dịch bệnh có thể gây ra thiệt hại trực tiếp lên tới 267 triệu USD.
"Cuộc chiến chống lại dịch bệnh này không phải là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, mà là một vấn đề về sức khỏe động vật và kinh tế", Cơ quan an ninh lương thực liên bang của Bỉ cho biết hôm 13/9, sau khi công bố phát hiện heo rừng bị nhiễm bệnh ở một tỉnh phía Nam. "Trong những tháng gần đây, nó đã lan rộng nhanh hơn và xa hơn về phía Tây, ảnh hưởng đến các quốc gia trước đây không bị nhiễm bệnh".
Trong một báo cáo vào tháng 3 cảnh báo trước sự đe dọa của dịch ASF lây lan sang Trung Quốc, FAO kết luận rằng căn bệnh này sẽ có "hậu quả tàn khốc" đối với sức khỏe động vật, an toàn và an ninh thực phẩm. Từ đó nó có thể lan rộng khắp châu Á, gồm cả bán đảo Triều Tiên.
Theo ông Angus Gidley-Baird, một nhà phân tích protein động vật cao cấp của Rabobank Australiat, sự bùng phát ở Trung Quốc nghĩa là quốc gia, tiêu thụ hơn một nửa lượng thịt heo của thế giới, có thể cần phải tăng nhập khẩu thịt heo và có thể là thịt bò, từ đó ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việc tiêu hủy heo nhiễm bệnh tại miền Nam Romania. Ảnh: AFP/Daniel Mihailesscu. |
Thịt heo có thể chiếm gần 3% chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc, một chỉ số quan trọng của lạm phát. Chỉ số giá heo quốc gia đã tăng 6,4% kể từ khi các nhà chức trách công bố ổ dịch bùng phát đầu tiên vào ngày 3/8. Cổ phiếu của WH Group, nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, được niêm yết trên sàn Hồng Kông loạt giảm 15%.
Xem thêm |