|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (18/9): Giá cà phê chạm đáy 12 năm, giá nhôm oxit trong đà kỷ lục mới, cảnh báo thép có thể bị EU áp thuế

19:30 | 18/09/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 18/9 nổi bật với thông tin nhiều nông trại bị bỏ hoang, nông dân nhiều nơi đói khổ và phải di cư trái phép sang nước khác do giá cà phê chạm đáy 12 năm. Tỉnh Bình Dương tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn dịch tả heo.
thi truong hang hoa 189 gia ca phe cham day 12 nam nong dan nhieu noi khon don binh duong tang kiem tra dich ta heo Thị trường hàng hóa (17/9): Giá cà phê Brazil có thể chạm mức tối thiểu được đảm bảo, Tây Ninh khan hiếm sắn

1. Giá nhôm oxit trong đà ghi nhận một kỷ lục mới vì nguồn cung thắt chặt

Giá nhôm oxit, nguyên liệu chính sử dụng để sản xuất nhôm, có thể đạt một mức kỷ lục khác trước khi kết thúc năm 2018 vì nguồn cung ngày càng trở nên thắt chặt, theo người đứng đầu tập đoàn khai thác South32.

Giá nhôm oxit đã tăng 60% trong năm nay và chạm mức cao chưa từng thấy ở 650 USD/tấn trong tháng 5 sau khi các nhà chức tranh Brazil buộc phải đóng cửa một phần của nhà máy lọc nhôm oxitlớn nhất thế giới, và Rusal, một trong những nhà cung cấp nhôm oxit lớn nhất thế giới, dính lệnh trừng phạt của Mỹ.

2. Lượng cung dầu có thể thiếu hụt gấp nhiều lần so với dự báo

Dự báo nhu cầu dầu thô dự báo hiện nay sẽ hụt đi hoảng 20.000 - 40.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó. HSC cho rằng phần nguồn cung dầu thô có khả năng bị hụt đi lớn hơn gấp nhiều lần so với con số 20.000 - 40.000 thùng/ngày.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC), mặc dù đã có điều chỉnh giảm đối với dự báo về tăng trưởng nhu cầu trong năm 2019 trước lo ngại tranh chấp thương mại gia tăng, phần hụt đi của nhu cầu dự báo hiện nay so với ước tính trước đó là khoảng 20.000 - 40.000 thùng/ngày.

3. Cục phòng vệ thương mại cảnh báo hàng loạt mặt hàng thép có thể bị EU áp thuế

Mặt hàng thép tấm mạ/tráng vật liệu khác, thép tấm dẫn điện và thép tấm mạ/tráng thiếc, crôm thuộc nhóm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019 nếu vẫn tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong những tháng tới.

4. Reuters: Giá cà phê xuống đáy 12 năm, nông dân nhiều nơi đói khổ

Theo Reuters đưa tin, các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới cùng với một số công ty lớn như Nestle, Jacobs Douwe Egberts và Starbucks đang tìm cách thúc đẩy giá cà phê vốn đang ở mức đáy 12 năm.

Nhiều nông trại bị bỏ hoang, nông dân nhiều nơi đói khổ và phải di cư trái phép sang nước khác... là những hệ quả của giá cà phê giảm xuống thấp.

thi truong hang hoa 189 gia ca phe cham day 12 nam nong dan nhieu noi khon don binh duong tang kiem tra dich ta heo

5. Người tiêu dùng Việt đang trả nhiều hơn để mua gạo sản xuất bền vững

Một nghiên cứu mới đây cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có nhiều khả năng phải trả nhiều hơn để mua gạo được sản xuất theo hướng bền vững.

Theo đó, nghiên cứu đã thử nghiệm phản ứng của người tiêu dùng đô thị Việt Nam đối với các nhãn hiệu sản xuất bền vững gạo. Thông qua các thí nghiệm hành vi có thể thấy, chúng khuyến khích người tiêu dùng sẵn lòng chi trả gạo được sản xuất và dán nhãn theo tiêu chuẩn sản xuất bền vững quốc gia “VietGAP” tại các siêu thị tại thành phố Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

6. Chiến tranh thương mại khiến tôm hùm Mỹ chật vật tìm đường 'né' Trung Quốc

Nhu cầu vẫn ở mức cao giúp bù trừ tác động của hàng rào thuế quan lên ngành chế biến tôm hùm tại Mỹ. Ông Norton cho biết giá tôm hùm thu mua trực tiếp từ người khai thác hiện vẫn tương đương với mức giá năm 2017.

Theo ông, thị trường tôm đông lạnh tại Maine thông thường tiêu thụ khoảng 50% sản lượng đánh bắt của bang, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5 – 10%.

Ông Norton cho biết công ty ông nhiều năm qua tránh xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc đại lục do thị trường tôm tại nước này không mạnh như các quốc gia khác trong khu vực.

7. Bộ Thương mại Trung Quốc tìm cách bảo đảm nguồn cung thịt heo trước kỳ nghỉ lễ

Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu các cơ quan giám sát chặt chẽ giá và nguồn cung thịt heo, và duy trì sự lưu thông bình thường của thịt heo và những loại thịt thay thế.

Thông báo cũng nhấn mạnh lo ngại của chính quyền Bắc Kinh về sự bùng phát gần đây của dịch bệnh gây tử vong cao ở heo có thể tiếp tục thắt chặt nguồn cung loại thịt chủ yếu của quốc gia này và kéo giá tăng cao.

8. 'Ông lớn' gạo Campuchia xem xét trồng sầu riêng để xuất khẩu sang Trung Quốc

Nhà xuất khẩu gạo địa phương Amru Rice của Campuchia đang nghiên cứu khả năng đa dạng hóa sản xuất sầu riêng và xem xét các khu vực nông nghiệp ở Mondulkiri để thiết lập đồn điền.


Ông Saran nói rằng nếu dự án được cấp cấp phép, họ có thể gửi lô hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc trong vòng 5 năm tới.

9. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến các nhà sản xuất Trung Quốc định tuyến lại hàng hóa

Các nhà sản xuất Trung Quốc có khả năng phá vỡ thuế nhập khẩu bằng cách định tuyến lại hàng hóa, đặt ra câu hỏi liệu các loại thuế đó có phải là cách hiệu quả để cân bằng quan hệ thương mại hay không.

Trường hợp điển hình là ngành công nghiệp mật ong Trung Quốc. Trung Quốc là nước sản xuất mật ong lớn nhất nhưng các công ty của công ty đã phải chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ từ năm 2001. Trong nhiều năm, các công ty Trung Quốc này đã vận chuyển những thùng mật ong không dán nhãn lớn đến Thái Lan và Việt Nam.

Ngành công nghiệp ván ép là một ví dụ điển hình khác. Gỗ dán từ Trung Quốc và được đóng gói lại tại các nhà máy của các công ty Việt Nam để chuyển tiếp sang Mỹ.

Xem thêm

Đức Quỳnh