|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chiến tranh thương mại khiến tôm hùm Mỹ chật vật tìm đường 'né' Trung Quốc

10:31 | 18/09/2018
Chia sẻ
Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, hầu hết các công ty chế biến tôm hùm tại Mỹ đều chứng khiến xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh.
chien tranh thuong mai khien tom hum my chat vat tim duong ne trung quoc Mỹ đẩy mạnh bán tôm hùm sang Việt Nam
chien tranh thuong mai khien tom hum my chat vat tim duong ne trung quoc XK tôm hùm Mỹ bắt đầu chịu tác động của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Dù xuất khẩu giảm, nhiều doanh nghiệp cho biết thị trường tôm hùm vẫn đủ mạnh để kiềm chế tác động của chiến tranh thương mại ở mức thấp nhất. Một số doanh nghiệp chưa chú trọng vào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho biết năm 2018 có kết quả kinh doanh tốt hơn trung bình các năm.

“Chúng tôi bắt đầu chế biến tôm từ năm 1993. Tôi chưa từng chứng kiến thị trường tôm mạnh như thế này”, ông John Norton – Giám đốc điều hành công ty thủy sản Cozy Harbor tại thành phố Portland, bang Maine, Mỹ, nói với SeafoodSource.

Nhu cầu vẫn ở mức cao giúp bù trừ tác động của hàng rào thuế quan lên ngành chế biến tôm hùm tại Mỹ. Ông Norton cho biết giá tôm hùm thu mua trực tiếp từ người khai thác hiện vẫn tương đương với mức giá năm 2017.

Theo ông, thị trường tôm đông lạnh tại Maine thông thường tiêu thụ khoảng 50% sản lượng đánh bắt của bang, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5 – 10%.

Ông Norton cho biết công ty ông nhiều năm qua tránh xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc đại lục do thị trường tôm tại nước này không mạnh như các quốc gia khác trong khu vực. “Các khu vực khác của châu Á đóng vai trò quan trọng với hoạt động kinh doanh của chúng tôi, trừ Trung Quốc đại lục”, ông nói.

chien tranh thuong mai khien tom hum my chat vat tim duong ne trung quoc
Ảnh minh họa. Nguồn: Jim Young/Reuters.

Đối với các công ty đang xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc, tác động của thuế quan nước này là rất lớn. Với công ty thủy sản Intershell International Corp. có trụ sở tại Gloucester, bang Massachusetts, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đã biến mất hoàn toàn.

“Chúng tôi xuất khẩu 600.000 pound (hơn 272 tấn) sang Trung Quốc đại lục trong năm ngoái. Còn trong năm nay, chúng tôi chưa xuất khẩu lô hàng nào”, ông Monte Rome – Giám đốc điều hành Intershell nói với SeafoodSource bên lề Seafood Expo Asia trong tuần trước.

Dù việc không thể xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc có tác động tiêu cực, Intershell tìm kiếm các khách hàng mới, kể cả khách hàng trong nước, để bán sản phẩm.

Ông Rome cho biết ông có cái nhìn lạc quan về kết cục của chiến tranh thương mại. “Tôi nghĩ khi sân chơi thương mại trở nên bình đẳng, điều mà tôi cho là mục tiêu của Tổng thống Donald Trump, chúng ta sẽ quay trở lại bình thường”, ông nói.

Greenhead Lobster, công ty gần đây vừa thông báo kế hoạch xây dựng cơ sở chế biến mới tại thị trấn Bucksport, bang Maine, cũng đã ngưng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ông Hugh Reynolds – chủ sở hữu kiêm chủ tịch Greenhead Lobster, cho biết cơ sở chế biến với giá trị gia tăng là con đường tốt nhất để tiến về phía trước, trong khi hoạt động xuất khẩu tôm hùm sống sang Trung Quốc từng một thời huy hoàng tại Maine giờ đã “chấm hết” do thuế quan.

Công ty thủy sản Maine Coast cũng chứng kiến lượng tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm. Ông Tom Adams – chủ sở hữu công ty, cho biết Maine Coast bắt đầu xuất khẩu tôm sang Trung Quốc từ năm 2013.

Trong năm 2016 và 2017, Trung Quốc đóng góp gần 20% tổng doanh thu của Maine Coast, và đang hướng đến con số tương tự trong nửa đầu năm nay.

“Chúng tôi kinh doanh rất tốt đến đầu tháng 7 và ghi nhận doanh thu bình thường tại Trung Quốc. Chúng tôi đã đối mặt với thuế quan của châu Âu, vì thế doanh số tại đó giảm một chút, nhưng chúng tôi vẫn duy trì doanh thu, tương đương năm 2017. Và sau đó thì thuế quan ập đến”.

Vào ngày 2 và 3/7, ông Adams cho biết Maine Coast xuất đi lô hàng cuối cùng trước khi thuế quan có hiệu lực. Kể từ đó, doanh số của công ty giảm đến 89%.

Thông báo về việc áp thuế đến vào đêm thứ Sáu, khiến ông chủ Maine Coast bị sốc. Nhưng đến thứ Hai tuần sau, công ty bắt đầu tìm kiếm thị trường mới để giảm nhẹ tác động của thuế quan.

Ông Adams cho biết việc đó đã mang lại kết quả đáng khích lệ. “Doanh số tại các thị trường ngoài Trung Quốc tăng 11%”, ông nói.

Tuy nhiên, ông cho biết biên lợi nhuận giảm và chiến tranh thương mại chắc chắn đang có tác động tiêu cực đối với thị trường tôm hùm tại Mỹ.

“Chúng tôi xuất khẩu đến 29 quốc gia trong năm ngoái, nhưng bạn không thể thay thế một thị trường rộng lớn như Trung Quốc. Bạn không thể thay thế hàng tỷ người”, ông chủ Maine Coast cho biết.

Xem thêm

Trường Giang