|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

95% số doanh nghiệp xã hội có thể phá sản, ngừng hoạt động nếu dịch COVID-19 kéo dài hết năm

15:40 | 15/04/2020
Chia sẻ
Báo cáo về tác động của dịch bệnh lên DNXH dự báo nếu dịch viêm phổi cấp COVID-19 kéo dài tới hết năm, 86% số doanh nghiệp có thể phá sản và 9% tạm ngừng hoạt động.

Luật doanh nghiệp định nghĩa Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời dùng ít nhất 51% tổng lợi nhuận năm để tái đầu tư mục tiêu xã hội như đã đăng kí. 

Ngoài ra, một số doanh nghiệp hoạt động tương tự như các doanh nghiệp xã hội nhưng chưa đăng kí theo qui định của pháp luật. Hiện Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp xã hội đã đăng kí và 22.000 doanh nghiệp tạo tác động xã hội (đã bao gốm nhóm đã đăng kí).

Theo báo cáo về tác động của dịch COVID-19 tới doanh nghiệp xã hội của Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo và trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 30% số doanh nghiệp xã hội sẽ có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài tới quí III/2020. Theo một kịch bản tệ hơn, 86% số DNXH sẽ phá sản và 9% tạm dừng hoạt động nếu dịch bệnh kéo dài tới hết năm.

95% số doanh nghiệp xã hội có thể phá sản, ngừng hoạt động nếu dịch COVID-19 kéo dài hết năm - Ảnh 1.

Tác động của dịch COVID-19 tới doanh thu, lợi nhuận và một số thông số khác của DNXH.

Để đối phó tình hình, một số doanh nghiệp xã hội (DNXH) đã lựa chọn bỏ phần "xã hội" để tập trung vào phần "doanh nghiệp". Bằng cách chú trọng vào khâu kinh doanh để có dòng tiền tích cực hơn, các DNXH có thể sẽ phải đánh đổi bằng cách bỏ hoặc giảm thiểu đóng góp xã hội để sinh tồn.

Báo cáo chỉ rõ, nếu tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tới quí III, 59% số DNXH sẽ tạm ngừng toàn bộ các hoạt động hỗ trợ nhóm hưởng lợi để chuyển sang mô hình kinh doanh thương mại. Nếu dịch bệnh kéo dài hết năm, 100% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ ngừng các sứ mệnh xã hội.

"Nhu cầu cấp thiết nhất mà một DNXH mong muốn từ Chính phủ chính là cho vay hỗ trợ hoạt động kinh doanh với lãi suất thấp và thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp và người lao động tiếp cận được khoản hỗ trợ tuyên bố gần đây", báo cáo viết.

Dù vậy, trước khi trông chờ vào khoản hỗ trợ từ các tổ chức, bao gồm chính phủ, các DNXH đã bắt đầu điều chỉnh việc tổ chức lại bộ máy kinh doanh. 

50% số DNXH đã nhanh chóng giảm nhân sự trong mùa dịch bệnh. 45% vẫn giữ nguyên bộ máy nhân sự, và 5% công ty tăng qui mô lực lượng lao động.

Bên cạnh đó, cách tổ chức doanh nghiệp cũng thay đổi. Các hoạt động đều phải chuyển sang hình thức trực tuyến: từ điều hành (64% số doanh nghiệp), marketing - bán hàng (55%), cách người lao động làm việc (41%), phân phối, giao hàng (36%).

5% số DNXH điều chỉnh tăng về sản phẩm, trong đó 9% DNXH xác nhận thị trường công ty đã tăng lên sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Tất cả đều thuộc nhóm công ty cung cấp sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Một số doanh nghiệp thuộc nhóm này thậm chí còn tăng trưởng về doanh thu.

Bên cạnh đó, số DNXH mất quá nửa doanh du và quá nửa về lợi nhuận đều ở mức rất cao - 75%. 10% số DNXH giảm 31%-50% doanh thu trong khi 5% số DNXH mất 31%-50% lợi nhuận.

95% số doanh nghiệp xã hội có thể phá sản, ngừng hoạt động nếu dịch COVID-19 kéo dài hết năm - Ảnh 2.

Chỉ một số DNXH thuộc mảng thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ có tăng trưởng trong mùa dịch. Ảnh: ILO

Hiện tại, một số DNXH có khoản thu từ tài trợ quốc tế đều chậm, hoãn hoặc dừng giải ngân. Phần lớn doanh nghiệp thuộc nhóm đó hoạt động trong lĩnh vực trị liệu, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật).

"Tôi là chủ doanh nghiệp, bản thân tôi là người khuyết tật vận động hai chi dưới, phải ngồi xe lăn hoàn toàn, nên bị hạn chế về quyền lợi vay vốn ngân hàng. Hơn nữa do đặc thù địa phương là một tỉnh miền núi nên các chế độ quan tâm hỗ trợ người khuyết tật làm kinh doanh là rất yếu kém, nên tôi rất mong được chính phủ, tạo tác động hỗ trợ cho tôi được tiếp cận nguồn vay vốn ngân hàng", một chủ doanh nghiệp cho biết.

Theo báo cáo, 64% số DNXH đang muốn nhận khoản vay lãi suất thấp ở trạng thái rất cấp bách, 36% số DNXH mong muốn nhận hỗ trợ tiền đền bù cho nhân viên nghỉ việc do dịch và 36% muốn giảm bớt thủ tục hành chính để người lao động và doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tiểu Phượng

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.